Thư viện

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

1.- Người ta nói “Miền” Đồng Bằng Sông Cửu Long để tách bạch một địa phương, tuy rộng lớn, trên một phạm vi rộng lớn hơn, đó là “vùng”, như “vùng” Nam Thái Bình Dương, “vùng” Đông Nam Á, mà Miền Đồng Bằng Sông Cửu Long chỉ là một “đơn vị” nằm trong vùng địa lý văn hóa Đông Nam Á.

Chúng ta ai cũng biết miền Nam Việt Nam chạy dài tận mũi Cà Mau thành hình theo bước Nam tiến của tiền nhơn. Năm 1658, di thần nhà Minh , “Phản Thanh phục Minh”, với 3000 quân tinh nhuệ, với chiến thuyền và võ trang hùng hậu, đến Thuận Hóa để xin được Chánh quyền Việt Nam giúp đỡ. Chúa Nguyễn, Hiền Vương, nghĩ nếu từ chối và đuổi đi, thiø đám tàn quân nầy vì cùn đường có thể đánh phá ta, nên tiếp đãi niềm nở, còn khoản đãi, phong chức và cho phép vào phía nam khẩn hoang, lập nghiệp ở Biên Hòa, Cù Lao Phố, và Định Tường với lời chỉ dẫn “đó là vùng đất mới của ta”.

Tiếp tục đọc

NHỮNG NĂM KHỞI ĐẦU 1955-1960 của VNCH

Từ cao nguyên Tây Tạng, con sông Cửu Long cuồn cuộn chảy như thác lũ xuống phía nam qua tỉnh Vân Nam, tới Lào, Thái Lan, Kampuchia, rồi Việt Nam trước khi ra Biển Đông. May cho Miền Nam là có hồ lớn Tonle Sap ở Campuchia hút đi một phần lớn lượng nước từ thượng nguồn cho nên từ đây dòng sông lại uốn khúc hiền hòa chảy vào Miền Nam.

Tới gần biên giới thì con sông chia ra làm 8 nhánh. Nhưng con số 9 được coi là may mắn cho nên phải tìm ra cho được một nhánh nữa, tuy là rất nhỏ (dài khoảng 10 dậm) để cộng lại thành ra 9 nhánh, gọi là Cửu Long Giang. Dòng sông Chín Con Rồng uốn mình tưới nước cho vùng đồng bằng Nam Bộ mầu mỡ, phì nhiêu trở thành vựa lúa của cả nước. Người nông dân nơi đây chỉ cần trồng mỗi năm một vụ là cũng đủ ăn, lại còn dư thừa để tiếp tế ra Miền Bắc và xuất cảng. (Dinh Gia Long của nền Đệ Nhất VNCH)

Tiếp tục đọc

MÊ CUNG DƯỚI LÒNG ĐẤT GAZA

Hoạt động chính của hệ thống đường hầm Gaza là buôn lậu, từ súng ống, đạn dược đến thực phẩm và thậm chí động vật! “Thị trường” buôn lậu trong các đường hầm Gaza “náo nhiệt” đến mức nó đang giúp nhiều người làm giàu. Mỹ và Israel lâu nay đã yêu cầu Ai Cập tăng cường tìm kiếm và bịt hệ thống đường hầm. Tháng Sáu 2014, cảnh sát Ai Cập phát hiện một hệ thống gồm 20 đường hầm dẫn từ lòng Gaza và đâm thẳng vào biên giới họ. Bốn người đang hì hục đào một đường hầm và lắp đặt một ống dẫn nhiên liệu dài 800m đã bị bắt.

Tuy nhiên, kỹ thuật đào đường hầm của Palestine đã đến “trình độ” thượng thừa và hoạt động buôn lậu vẫn nhộn nhịp ngày đêm. Trong phóng sự trên Der Spiegel, tác giả Juliane von Mittelstaedt đã cho thấy vài nét trong bức tranh mê cung trong lòng Gaza…

Tiếp tục đọc

BBC TIẾNG VIỆT NÓI LỜI TỪ BIỆT TỪ LONDON SAU HƠN 70 NĂM

BBC Tiếng Việt cùng một số ban châu Á khác tổ chức buổi chia tay hôm 22/9 tại trụ sở của BBC ở London, đánh dấu chấm hết cho chương sử kéo dài nhiều thập niên mà trong trường hợp của BBC Tiếng Việt là hơn 70 năm.

Những nhân viên của BBC trong đó có BBC Tiếng Việt mất việc lần này nằm trong tổng số hơn 380 người bị BBC sa thải để tiết kiệm gần 30 triệu bảng Anh từ ngân sách của Thế giới vụ. Đài BBC được lập ra để phát thanh về Việt Nam với buổi phát sóng đầu tiên ngày 6/1/1952, các chương trình phát thanh nổi tiếng của BBC Tiếng Việt cứ giảm dần thời lượng từ cuối thập niên 90 và ngừng hẳn vào 26/3/2011. Một trong những lý do BBC bỏ phát thanh bằng tiếng Việt là vì số lượng người nghe giảm đáng kể cùng với sự phát triển của internet. (với bốn người trong ban Việt Ngữ BBC)

Tiếp tục đọc

NGƯỜI DO THÁI TRONG XÃ HỘI HOA KỲ

Có 14 triệu người Do Thái trên thế giới, 5 triệu ở Israel và 6 triệu ở Hoa Kỳ. Những người gốc Do Thái giữ những điạ vị quan trọng trong chính quyền, Kinh tế, khoa học Y khoa… tại Hoa kỳ trong nhiều thập kỷ qua như sau:

Con rể của Clinton (ông chủ ngân hàng); Con rể Trump (trùm bất động sản) Hai con dâu và một con rể của Biden. Chồng Phó Tổng thống Mỹ là người Do Thái (luật sư, ông trùm giải trí, truyền thông). Cựu Ngoại trưởng Kissinger, Ngoại trưởng Blinken và Cục Dự trữ Liên bang đã là người Do Thái trong gần 50 năm. Thẩm phán tối cao Brandeis của Tòa án Liên bang, ông trùm dầu mỏ Mokoefele, ông trùm chứng khoán Buffett, có gia đình mẹ là người Do Thái Giám đốc điều hành Goldman Sachs. Người sáng lập Facebook Xiaozha Jew. Page, người sáng lập Google.

Tiếp tục đọc

44 NĂM CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT TRUNG

Tháng Hai, những cây đào cổ thụ trước cổng đồn biên phòng Lũng Cú, Hà Giang, vẫn chưa có đủ hơi ấm để đâm hoa; những khúc quanh trên đèo Tài Hồ Sìn, Cao Bằng, vẫn mịt mù trong sương núi. Sáng 7-2 nắng lạnh, vợ chồng ông Nguyễn Văn Quế, 82 tuổi, nhà ở khối Trần Quang Khải 1, thị xã Lạng Sơn, ngồi co ro kể lại cái chết 30 năm trước của con trai mình, anh Nguyễn Văn Đài. Năm ấy, Đài 22 tuổi. Ông Quế nói: “Để ghi nhớ ngày ấy, chúng tôi lấy Dương lịch, 17-2, làm đám giỗ cho con”. Năm 1979, vào lúc 5giờ 25 phút sáng ngày 17-2, Trung Quốc nổ súng trên toàn tuyến biên giới Việt Nam, đánh chiếm từ Phong Thổ, Lai Châu, tới địa đầu Móng Cái.

“Những đôi mắt”

Hôm ấy, ông Quế không có nhà, vợ ông, bà Dự, bị dựng dậy khi bên ngoài trời hãy còn rất tối. Bà nghe tiếng pháo chát chúa ở hướng Đồng Đăng và phía dốc Chóp Chài, Lạng Sơn. Bà Dự đánh thức các con dậy, rồi 4 mẹ con dắt díu nhau chạy về xuôi. Tới ki-lô-mét số 10, đã quá trưa, bà rụng rời khi hay tin, anh Đài đã bị quân Trung Quốc giết chết. Anh Đài là công nhân đường sắt, thời điểm ấy, các anh đương nhiên trở thành tự vệ bảo vệ đoạn đường sắt ở Hữu Nghị Quan. Anh em công nhân trong đội của Đài bị giết gần hết ngay từ sáng sớm. Đài thuộc trong số 3 người kịp chạy về phía sau, nhưng tới địa bàn xã Thanh Hòa thì lại gặp Trung Quốc, thêm 2 người bị giết. Người sống sót duy nhất đã báo tin cho bà Dự, mẹ Đài.

Tiếp tục đọc

CHIẾN THẮNG MÙA XUÂN KỶ DẬU

Kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, năm Kỷ Dậu 1789, vua Quang Trung đã tiến công thần tốc, đánh tan hàng vạn quân Thanh xâm lược, giải phóng kinh thành Thăng Long, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Cũng trong tháng 1 Dương Lịch, và những ngày cận Tết ta, vị Anh hùng Nguyễn Huệ, con dân của Bình Định, còn có một chiến công lẫy lừng nữa là trận Rạch Gầm Xoài Mút, tiêu diệt 2 vạn quân xiêm, vào  đêm rạng ngày 19 tháng 1 năm 1785, tức là ngày mồng 9 tháng chạp năm Giáp Thìn. 

      Với trận Đống Đa, Hoàng Đế Quang Trung đã dùng bô binh và tượng binh để quyét sạch 20 vạn quân Thanh ra khỏi Miền Bắc nước ta chỉ trong 5 ngày Mùa Xuân Năm Kỷ Dậu (1789); thì 4 năm trước (1785), vị anh hùng Nguyễn Huệ đã kết hợp Thủy binh và Bộ binh trong trận Rạch Gầm Xoài Mút, diệt gọn 2 vạn quân Xiêm chỉ trong một đêm, cứu nguy Miền Nam khỏi ách đô hộ tàn bạo của Quân Xiêm.

       Thời ấy, nước ta, phía Bắc có Lê Chiêu Thống cúi đầu rước quân Thanh, phía Nam có Nguyễn Ánh thỉnh cầu quân Xiêm. Lịch sử đã phán xét: cả hai đều vì ngai vàng cho riêng mình mà bán đứng đất nước cho ngoại bang giày xéo. Nhưng vận nước còn may, vùng đất địa linh nhân kiệt Bình Định đã sản sinh ra vị anh hùng cứu tinh dân tộc, Quang Trung Nguyễn Huệ. Nếu không có Ngài, nuớc ta đã bi ngoại bang chia đôi, nửa phía Bắc trở thành quận huyện của nước Tàu, nửa phía Nam phía trở thành bờ cõi của Xiêm La.

TỪ VÕ LÝ ĐẾN CHIẾN THUẬT

Thừa lệnh vua Càn Long, Tôn Sĩ Nghị đem 20 vạn quân sang chiếm nước ta. Trong chiến dịch đại phá quân Thanh, Nguyễn Huệ đã đem võ lý vào chiến thuật một cách khoa học và sáng tạo.

1 – Thế phục hồi:

Trong võ lý, thời gian ra thế võ cần phải cân bằng với thời gian nghỉ ngơi, gọi là thế phục hồi. Chính nhờ có phương pháp lấy lại sức lực, nên cuộc đấu võ có thể kéo dài hàng giờ. Với võ Bình Định, nếu đánh bằng roi, thế phục hồi được gọi là “đứng chong roi”; nếu đánh bằng tay, gọi là “đứng ngựa.” Tiếng là nghỉ ngơi, nhưng đúng ra là cách đứng để vừa được nghỉ, vừa đón đối thủ xông tới; hoặc đứng để nghỉ, vừa chọn thế trận tốt nhất tấn công đối phương. Vì vậy, trong thế nghỉ, võ sĩ không bao giờ đứng thẳng 180 độ, mà khủy đầu gối và khủy tay hơi co lại trong thế thủ, người hơi khom, thu mình lại để toàn thân được bảo vệ.

Thế thì, binh sĩ Tây Sơn trong cuộc hành quân thần tốc cả ngày lẫn đêm, vua Quang Trung đã làm thế nào tận dụng thế phục hồi trong võ lý? Nhìn lại sự kiện lịch sử, Hoàng Lê Nhất Thống Chí, có đoạn chép: “Ngày 20 tháng ấy (tháng 11 năm Mậu Thân) Sở lui về Tam Điệp, thì ngày 24 Tuyết đã vào đến thành Phú Xuân. Bắc Bình Vương tiếp được tin báo, giận lắm, liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay. Nhưng các người đến họp đều nói:

Tiếp tục đọc

PHONG TỤC TẾT MIỀN NAM XƯA

Phong Tục Tết của Người Dân Nam Kỳ Xưa

Nguyên Đán là ngày Tết truyền thống thiêng liêng và trọng đại của dân tộc; vì thế để đón chào một năm mới, người dân khắp nơi đều chuẩn bị chu đáo. Ở mỗi miền đều có tập quán riêng, tuy nhiên xét về tổng thể thì không khác nhau mấy. Trong bài nầy chúng tôi chỉ nói về phong tục “ăn Tết” của người dân Nam Kỳ ngày xưa.

Từ đầu tháng chạp, cũng là lúc gặt hái xong, nhà nhà đều nao nức chuẩn bị đón mừng năm mới, mà tiếng quết bánh phồng rộn rã là âm thanh báo hiệu đầu tiên; tiếp theo đó là chuối sứ ép phơi khô. Trước kia ở nông thôn bánh mứt từ tỉnh thành về rất hiếm hoi, vả lại người dân thời ấy cũng rất rảnh rang sau vụ lúa (mỗi năm chỉ có một mùa lúa 6 tháng) nên dư thì giờ chuẩn bị đãi khách bằng cây nhà lá vườn, môt mặt là tiết kiêm, một mặt là để các chị khoe tài gia chánh của mình: Bánh phồng nướng và mứt chuối là hai “đặc sản” không thể thiếu của mọi nhà thời ấy. Phần các anh thì nhà cửa cũng bắt đầu dọn dẹp ngăn nắp, sơn phết từ từ; nếu có cây mai trước cửa thì phải lặt sạch lá, và canh làm sao cho đến mồng một thì hoa phải nở rộ. Đến sáng ngày hăm ba đến hăm lăm âm lịch thì tất cả phải tươm tất, nhất là bàn thờ tổ tiên phải coi rôm rả, đẹp mắt với bộ lư đồng được chùi sáng loáng, mâm ngũ quả phải đầy ắp, lọ hoa tươi rói và không thể thiếu một nhành mai.

Tiếp tục đọc

SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU

Văn hào Victor Hugo trong cuốn NHỮNG KẺ KHỐN CÙNG (Les Misérables), tường thuật câu chuyện về cuộc đời của Valjean, một tên cướp của giết người đã từng bị ở tù 19 năm. Khi vừa được thả ra, anh đã phải nếm mùi bị mọi người khinh dể xa lánh: Bước vào tiệm ăn, anh liền bị chủ tiệm xua đuổi; Vào trong nhà trọ thì người gác cửa đã đóng sập cửa ngay trước mặt; Đi qua ổ chó, thấy bộ dạng nhếch nhác râu ria của anh, chúng liền thi nhau sủa inh ỏi… Chỉ khi bước vào nhà Đức Giám Mục Myriel, anh mới được tiếp đãi nồng hậu như một con người: Anh được ăn một bữa tối thật ngon, được nằm trên một chiếc giường êm ấm. Nhưng rồi đêm hôm ấy, nhìn thấy các chân đèn bằng bạc quí giá, anh không cưỡng nổi lòng tham, nên nhẹ nhàng lấy năm cái chân đèn cho vào bao chuồn mất.  

Nhìn thấy bộ dạng khả nghi của anh, cảnh sát liền đòi khám xét chiếc túi vải anh đang vác trên vai và nhìn thấy mấy cái chân đèn bằng bạc. Anh liền bị giải đến trước mặt vị giám mục để làm rõ. Nhưng ngài không những không kết tội, mà còn nhận là đã tặng cho anh mấy cái chân đèn bạc kia. Hơn nữa, ngài còn tặng thêm hai chân đèn nữa cho đủ bộ và nói nhỏ với anh: “Ta không kết tội con đâu, nhưng con phải sám hối để làm lại cuộc đời”. Sau khi được thả, anh luôn suy nghĩ về những lời nhắn nhủ của vị giám mục và xúc động trước tình thương bao dung của ngài. Anh quyết tâm sám hối và sau đó đã trở thành một người lương thiện. Nhiều năm sau, Valjean đã chinh phục được tình cảm của mọi người và còn được dân chúng tín nhiệm bầu làm thị trưởng của thành phố. Sở dĩ ông từ một tên tội phạm trở thành một người lương thiện và được kính nể là do ông đã cảm nghiệm được tình thương của vị Giám Mục Myriel.

Tiếp tục đọc

TIẾNG VIỆT SAU ĐỔI MỚI 1975

Tiếng Việt giàu mà không đẹp 

 Em sẽ kêu anh “Mình ơi!” 

Anh sẽ kêu em “Mình ơi!” 

 Hai đứa kêu nhau “Mình ơi!” 

(Lời nhạc bài “Anh Tiền Tuyến Em Hậu Phương” của Nhạc sĩ Minh Kỳ)   

Những câu hát ấy nghe được trong một bài nhạc quen thuộc của nhạc sĩ Minh Kỳ.    

Mình” là cách xưng hô trìu mến, âu yếm giữa hai người bạn đời, hoặc thân mật giữa bạn bè thân thiết, chẳng hạn, “Mình hiểu bạn hơn là hiểu mình.”  

Nghe được trong một “Gameshow” mai mối, hẹn hò ở trong nước.   Người “dẫn chương trình” hỏi một chàng trai:   

– “Mình đã trải qua mấy mối tình rồi?” 

  Chàng trai trả lời:
– “Mình có cả thảy ba mối tình.  Hai chính thức, một đơn phương.”    

Người hỏi gọi đối tượng là “Mình,” người trả lời cũng xưng mình là “Mình.” Khán giả khi được hỏi cho nhận xét, cũng xưng… “Mình” luôn.  Hết biết! 

   – “Mình thấy hai bạn có nhiều điểm hợp nhau, theo mình thì hai bạn nên cho nhau một cơ hội.”   

Mình” dùng cho ngôi thứ nhất, thứ hai, thứ ba đều được cả (?), như:   

“Chàng thấy mình thật là vô duyên.”  

“Hắn tưởng mình là cái rún của vũ trụ.”   

Mình” dùng cho số ít, số nhiều đều được, như “bọn mình,” “tụi mình,” “chuyện đôi mình,” “chúng mình ba đứa,” “thương nhớ quê mình,” “yêu tiếng Việt mình”… 

 Thật là tiện dụng!  Người nước ngoài học tiếng Việt hẳn cũng thấy đơn giản, dễ hiểu, không còn phải kêu trời vì cách xưng hô Bắc Trung Nam ba miền khá phức tạp của người “mình.” Vậy mà, ông bạn tôi lại tỏ ra “bức xúc” khi bước vào tiệm phở được cô nhân viên phục vụ chào hỏi niềm nở: 

Tiếp tục đọc