Archive | Tháng Bảy 2021

DÙNG Vitamin D TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CỦA CƠ THỂ TRƯỚC DỊCH BỆNH Covid – 19.

Tài liệu tham khảo: trong mùa dịch Coronavirus

Độc giả đọc cho biết, nên hỏi bác sỹ gia đình về trình trạng sức khỏe của mỗi người khác nhau.

Trước tình hình đại dịch COVID – 19 đang diễn ra, ngoài việc quan trọng nhất là tiêm ngừa vaccine, phát hiện sớm, ngăn cản nguồn lây nhiễm, tuân thủ tốt 5K, 9K, hay các điều kiện chăm sóc, điều trị kỹ thuật cao, thì việc quan trọng không kém là tự tăng cường hệ miễn dịch cho bản thân. Có nhiều phương pháp giúp nâng cao hệ miễn dịch, ở đây chúng tôi nhấn mạnh vai trò của vitamin D, và một lối sống lành mạnh.

Vitamin D là một vitamin tan trong dầu. Khi nhắc đến Vitamin D chúng ta thường chỉ nhớ đến vai trò của nó trên bộ xương là chủ yếu. Mà quên rằng vitamin D còn tăng cường phản ứng miễn dịch qua khả năng kháng viêm và điều hoà miễn dịch, ngoài ra còn có chức năng thiết yếu trong việc hoạt hoá hàng rào bảo vệ của hệ thống miễn dịch. Vitamin D được biết đến với vai trò tăng cường chức năng của tế bào miễn dịch, bao gồm tế bào T và đại thực bào, giúp cơ thể chống lại mầm bệnh. Trên thực tế, vitamin D có vai trò quan trọng mà theo các nhà khoa học, lượng vitamin D thấp có mối liên quan mật thiết đến tình trạng tăng mẫn cảm với nhiễm trùng, bệnh tật và rối loạn miễn dịch. Ví dụ như, lượng vitamin D thấp làm tăng nguy cơ các bệnh đường hô hấp, bao gồm lao phổi, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cũng như nhiễm khuẩn và nhiễm vi rút hô hấp. Đồng thời, lượng vitamin D thấp còn gắn liền với giảm chức năng phổi, từ đó giảm khả năng của cơ thể chiến đấu chống lại nhiễm trùng hô hấp. Một số nghiên cứu gần đây còn cho thấy mối liên quan và khả năng hỗ trợ hệ thống miễn dịch chống lại SARS-CoV-2 của vitamin D trong cơ thể.

Tiếp tục đọc

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ MÁY TẠO OXY TẠI NHÀ

 Nhân loại bị điêu đứng với dịch bệnh Coronavirus. Các cơ quan truyền thông luôn tường trình về diễn biến dịch bệnh, nhiều nơi như Ấn Độ, Indonesia thiếu Oxy để chửa trị cho bệnh nhân. Sài Gòn và nhiều tỉnh bị Lockdown, không tránh được việc thiếu Oxy. Người bạn từ Sài Gòn muốn mua máy tạo Oxy trợ thở cho bệnh nhân trong tình nhân đạo. Tôi không rành về dụng cụ Y Khoa nên viết mail và phone nhờ Dr.Med.Dương Anh Dũng tốt nghiệp Đại Học Y Khoa tại Đức, chuyên giải phẩu tim tại bệnh viện ở Hamburg. để cho chắc ăn nhiều cái đầu sẽ tốt hơn Dr. Dũng mời thêm Dr. Med. Nguyễn Hoàng Cương chuyên ngành gây mê và Intensivmedizin, Kỹ sư Trần Phong Nho làm việc tại hãng Drager chuyên sản xuất dụng cụ Y Khoa. Với hai chữ TỪ THIỆN các anh nhiệt tình đóng góp ý kiến. Hoamuich thành thật cảm ơn tấm lòng nhân ái đó.file:///C:/Users/daimu/AppData/Local/Temp/Rar$DIa5176.41131/Vietnamese%20-%20version.%20Essentials%20of%20%20Anatomy%20and%20Physiology.pdf

Dr.Med.  Dương Anh Dũng viết hai bài chuyên môn về Y học:

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ MÁY TẠO OXY TẠI NHÀ

CON NGƯỜI CẦN BAO NHIÊU OXY TRONG MÁU ĐỂ SỐNG     

Tiếp tục đọc

BAO NHIÊU OXY TRONG MÁU ĐỂ SỐNG

Nồng độ oxy trong máu (SpO2) và chỉ số tiêu thụ oxy tối đa (VO2 max) là hai chỉ số sức khỏe, thể chất quan trọng đang được áp dụng trên một số mẫu đồng hồ Smart Watches. Hãy cùng tìm hiểu hai chỉ số này là gì?

SpO2 viết tắt của cụm từ “Saturation of peripheral oxygen” nghĩa là độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. SpO2 được xem là một trong năm dấu hiệu sinh tồn bên cạnh mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở. Một người khỏe mạnh bình thường có chỉ số SpO2 dao động trong khoảng 95 – 100%. Chỉ số bão hòa oxy trong máu dưới 90% là ở mức thấp, cần được xem xét điều trị.

Chỉ số oxy hóa máu tốt có nghĩa là phổi đã cung cấp đủ năng lượng để các cơ bắp hoạt động bình thường. Nếu cơ thể bị thiếu oxy máu, các cơ quan như tim, gan, não… sẽ bị ảnh hưởng. Khi bạn vận động, cơ thể sẽ cần lượng oxy nhiều hơn để duy trì hoạt động. Nếu đột ngột bị gián đoạn hay không cung cấp đủ lượng oxy cần thiết, tế bào não sẽ chết dần, dẫn đến nguy cơ đột quỵ.

Tiếp tục đọc

CHUYỆN TÌNH ĐÔI DÉP

Tôi bất ngờ đọc được bài thơ nầy trên một tờ báo Cơ Đốc từ rất lâu, và ngay lần đọc đầu tiên, bài thơ cứ như ám ảnh mãi trong tôi, không thể nào quên được. Và thế là tôi cứ đọc đi, đọc lại mãi cho đến khi thuộc lòng mới chịu thôi. Sở dĩ bài thơ gây ấn tượng trong tôi ngay từ lần đọc đầu tiên, vì cái tựa đề rất ấn tượng của nó.

Đôi dép, một vật rất đỗi quen thuộc, bình thường với cuộc sống của mỗi con người, không ai là không sở hữu cho mình một đôi dép để đi lại. Quen thuộc, bình thường đến độ nhiều khi ta không còn để ý đến nó nữa. Ấy thế mà có một người đã “bắt” ta phải để ý đến nó và thấy nó mới đáng yêu làm sao, người đó chính là nhà thơ Nguyễn Trung Kiên-tác giả bài thơ độc đáo nầy. Tôi nói độc đáo, vì quả thật, tác giả rất “tinh” khi chọn đôi dép để làm hình ảnh bày tỏ ý nghĩa về tình cảm vợ chồng, mà xưa nay, chưa một ai có suy nghĩ đó cả, dù nó vẫn “song  hành” cùng mỗi người hằng ngày rất đỗi quen thuộc. Đôi dép luôn gắn bó bên nhau, không rời nhau nửa bước trong bất cứ môi trường nào:

Hai chiếc dép kia gặp gỡ bao giờ

Tiếp tục đọc

GIẢI PHÓNG CHO AI ?

5 ĐIỀU NHẠY CẢM NGƯỜI MIỀN BẮC NÊN BIẾT VỀ MIỀN NAM

Sự khác biệt vùng miền là chuyện hết sức bình thường, ở nước nào cũng có. Nhưng để cho những sự khác biệt đó trở thành lối ứng xử kỳ thị vùng miền thì là đại họa, bởi nó là ngọn nguồn của bạo lực. Hiểu về những điều khác biệt đó để tìm ra cách ứng xử phù hợp, do vậy, trở nên đặc biệt quan trọng.

Sự khác biệt, và cả kỳ thị, mang tên Bắc Kỳ – Nam Kỳ là một câu chuyện bắt buộc phải có lời giải trong một cộng đồng dân tộc. Trong bài này, tôi xin chia xẻ một số hiểu biết rời rạc của bản thân nhằm giúp những người miền Bắc như tôi hiểu hơn về vài điều nhạy cảm về chính trị của miền Nam. Không có gì là tuyệt đối, tôi không quy chụp mọi thứ cho một vùng miền nào, nhưng có những khác biệt đáng kể mang tính phổ biến.

Tôi không có ý lên án những người miền Bắc thiếu tế nhị trong cách hành xử với người miền Nam, bởi chính tôi cũng chỉ học được những điều dưới đây khi ngấp nghé độ tuổi 30. Và tôi viết những điều này với ý thức rằng sự kỳ thị có thể đến từ cả hai phía. Không có tham vọng giải quyết hết được mọi vấn đề trong một bài viết, tôi mạn phép thảo luận chuyện này từ một góc còn ít được nói đến hiện nay.

Tiếp tục đọc