Archive | Tháng Sáu 2018

ĐẠI NẠN TRUNG HOA THỜI CẬN ĐẠI

Vào gần cuối thế kỷ 19, bị các nước Tây phương đe dọa, Trung Hoa khốn đốn không kém Việt Nam, nhưng triều đình nhà Thanh (cai trị Trung Hoa 1644-1911) vẫn tự nhận Trung Hoa là thượng quốc, có ưu quyền đối với Việt Nam.

1.-   TRUNG HOA TỰ NHẬN ƯU QUYỀN THƯỢNG QUỐC

Trên đường tìm kiếm thuộc địa sau cuộc cách mạng kỹ nghệ ở Âu Châu, Pháp viện dẫn lý do triều Nguyễn (cai trị Việt Nam 1802-1945) đàn áp Ky-Tô giáo, Pháp đem quân tấn công Đà Nẵng ngày 1-9-1858, mở đầu cuộc xâm lăng Việt Nam.  Pháp chiếm các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long, buộc triều đình Huế phải ký hòa ước ngày 5-6-1862, nhượng ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường (ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ) cho Pháp.

Không dừng lại ở đó, Pháp tiếp tục chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ là Vĩnh Long, An Gia, Hà Tiên năm 1867, và tiến quân ra đánh Bắc Kỳ lần thứ nhứt năm 1873, chiếm Hà Nội, Ninh Bình, Hải Dương, Nam Định.  Pháp ép triều đình Huế ký hòa ước ngày 15-3-1874, nhường đứt luôn ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ cho Pháp, để Pháp trả lại các tỉnh Bắc Kỳ. Tiếp tục đọc

MÙA XUÂN Ở SEOUL

HY VỌNG HÒA BÌNH TRÊN BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN

Thế giới biết nhiều về Nam Hàn nhờ họ tổ chức Thế Vận Hội năm 1988 (Olympischen Sommerspiele 1988) và giải túc cầu thế giới năm 2002 (Fußball-Weltmeisterschaft 2002). Cố TT. Park Chung Hee là một vị Tổng thống thứ ba của Nam Hàn trong bốn nhiệm kỳ: từ ngày 17.12.1963 đến 26.10.1979. Ông là người thành lập nền Cộng hòa thứ ba trong lịch sử Nam Hàn, được nhân dân mến mộ nhưng đồng thời cũng bị một thiểu số chỉ trích như một lãnh đạo độc tài và bị ám sát năm 1979. Ông có tham vọng cho một Nam Hàn phát triển mạnh mẽ, văn minh tiến bộ như những cường quốc trên thế giới nên đã tuyên bố nếu Nam Hàn tổ chức Thế Vận Hội thì Nam Hàn sẽ tiến bộ và phát triển, lời tuyên đoán của ông đã trở thành sự thật. Tiếp tục đọc

TRUNG CỘNG BÀNH TRƯỚNG

Trong lúc người Việt còn mải miết tranh cãi rằng dự luật đặc khu sinh ra có phải để rước Trung Quốc vào nhà hay không, thì chính Trung Quốc lại đang ung dung bành trướng quyền lực ra khắp châu Á bằng các ngón nghề dày dạn.

Suốt bốn thập kỷ kể từ thời Mao Trạch Đông, Trung Quốc vẫn im hơi lặng tiếng thỏa hiệp nương theo “trật tự phương Tây” do Mỹ dẫn đầu. Ngay sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, để khôi phục tính chính danh của Đảng Cộng sản, bản thân Đặng Tiểu Bình đã lựa chọn một cách tiếp cận khôn ngoan trước tình hình quốc tế: bình tĩnh quan sát, đối phó mà không hoảng loạn, che giấu sức mạnh, gầy dựng năng lực, không theo đuổi chuyện thống soái, và tìm kiếm thành tựu bất cứ khi nào cơ hội phát sinh. Tiếp tục đọc

CHIẾN TRANH VIỆTNAM BÊN THUA CUỘC


Thiết Giáp QLVNCH Tại Hạ Lào: Dấu Chân Chiến Mã … – (Trần Đỗ Cẩm) 
Vì Sao Tân Cảnh Thất Thủ? – (Cựu Đại Tá Hà Mai Việt) 
Đảo Chánh Ngày 1/11/1963 – (Phạm Bá Hoa) 
Mặt Trận Ban Mê Thuột – (Phạm Huấn) 
Cuộc Rút Quân Trên Đường Số 7 Ngày 17/3/1975 – (Phạm Bá Hoa) 
Thung Lũng Iadrang – (Hà Kỳ Lam)
Trận Làng Vei (Phần 1) – (Trần Ðỗ Cẩm)
Trận Làng Vei (Phần 2) – (Trần Ðỗ Cẩm)
Trận Làng Vei (Phần 3) – (Trần Ðỗ Cẩm)
Trận Làng Vei (Phần 4) – (Trần Ðỗ Cẩm) 
Trận Làng Vei (Phần 5) – (Trần Ðỗ Cẩm)  Tiếp tục đọc