Thư viện

CUỘC ĐỜI CỐ TỔNGTHỐNG TRẦN VĂN HƯƠNG

Ngày 29/4/1975, Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin có đến nhà gặp ông Hương vừa để từ giã về nước, vừa để gởi lời Chính Phủ Hoa Kỳ mời ông Hương sang Mỹ lánh nạn, ông trả lời:

“Thưa Đại sứ, tôi biết tình trạng hiện nay rất là nguy hiểm, đã đến đỗi như vậy, Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó.

Tiếp tục đọc

NGƯỜI THƯỢNG TRÊN CAO NGUYÊN

Buôn làng và đất đai của người Thượng trên cao nguyên miềnTrung.

Tìm hiểu lịch sử những cộng đồng dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam là một bổ túc cần thiết cho mọi dự án xây dựng Việt Nam tương lai. Bài viết tóm lược sự hình thành cộng đồng người Thượng trên cao nguyên miền Trung, những phong trào phản kháng của người Thượng trong thời Pháp thuộc và dưới các chế độ chính trị của Việt Nam, để hiểu và nâng đỡ những đồng bào đang chia sẻ mảnh đất Việt Nam chung.

I. Sự hình thành cộng đồng người Thượng trên cao nguyên miền Trung

Thượng là tên gọi chung những sắc dân sinh sống trên cao nguyên miền Trung Việt Nam. Dân số người Thượng hiện nay trên 1,6 triệu người (tương đương với 1,9% dân số toàn quốc), được chia thành 19 nhóm khác nhau, đông nhất là các nhóm Bahnar, Sedang, Hré, Mnong, Stieng thuộc ngữ hệ Môn Khmer (Nam á) và Djarai, Rhadé, Raglai thuộc ngữ hệ Malayo Polynésien (Nam Đảo). Địa bàn cư trú của người Thượng có hình giọt nước, rộng trên 60.000 cây số vuông, từ vừng rừng núi phía Tây các tỉnh đồng bằng duyên hải miền Trung (bắt đầu từ Quảng Bình xuống Đồng Nai) đến tận biên giới Lào và Kampuchea với các tỉnh Kontum, Gia Lai, Đắt Lắc, Lâm Đồng (gọi chung la Tây Nguyên) và chấm dứt trên những sườn đồi phía Nam dãy Trường Sơn trong các tỉnh Đồng Nai và Sông Bé. Mỗi nhóm Thượng sinh trú trong một địa bàn riêng biệt với những ngôn ngữ, phong tục, tập quán riêng. Mật độ dân số trung bình khoảng 30 người trên một cây số vuông; tỷ lệ tăng trưởng dân số trung bình là 2% một năm. Ngày nay người Thượng trở thành thiểu số trên chính quê hương của họ: 40% dân số trên Tây Nguyên.

Tiếp tục đọc

 TRÔI THEO DÒNG ĐỜI 

TÔI VÀO NGÀNH CSQG-VNCH 

Bốn mươi sáu năm trôi qua nhìn lại kỷ niệm thời son trẻ, trong thời chiến chúng ta phải thi hành bổn phận làm trai chống cộng bảo vệ miền Nam tự do. Biến cố lịch sử 30.4.1975 cộng sản chiếm miền Nam, số phận chúng ta cùng trôi theo vận nước bị nhà cầm quyền CS bắt tập trung vào tù từ Nam ra Bắc, nhiều người đã qua đời. Ra tù vì tự do và cuộc sống … một số người phải tha phương, kẻ chân trời người góc biển xa khơi. May mắn tôi về sớm vượt biển nhiều lần đến được bến bờ tự do.

Vui buồn năm tháng từ  Chí Linh – Rạch Dừ – Học Viện Thủ Đức

Chúng ta ôn lại kỷ niệm xưa vui buồn, không phải để luyến tiếc hay khơi dậy lòng hận thù. „Mùa Hè Đỏ Lửa“ 1972 chiến sự khốc liệt. Lệnh tổng động viên ban hành, sinh viên được hoãn dịch học vấn bị sụt một tuổi „phải xếp bút nghiêng“. Thay vì nhập ngũ vào trường sĩ quan Thủ Đức, chúng tôi thi vào ngành Cảnh sát. Trung tâm vùng I, thi ở trường nữ trung học Hồng Đức, Đà Nẵng. Đại úy Ấm thời cảnh phục còn áo trắng làm Giám thị cho biết hơn 3000 người nợp đơn dự thi hãy cố gắng làm bài cho đậu vào ngành có „chữ Thọ“. Từ 1971 hầu hết SVSQ tân tuyển vào Cảnh sát, ra trường cấp Thiếu uý phải có tối thiểu bằng Tú Tài II trở lên, và qua một kỳ thi tuyển.

Đề thi: bài nghị luận: “Tự do ví như dòng nước rất cần cho đời sống, song nếu không có bờ thì sẽ tràn lan nguy hại “

Tiếp tục đọc

CHÚC MỪNG LỄ TẠ ƠN

Hơn bốn trăm năm trước vùng Bắc Mỹ là nơi mà những người cùng khổ khắp năm Châu đến tìm vàng, hy vọng thoát khỏi những khó khăn về kinh tế hay chạy trốn vì lý do tôn giáo. Miền đất hứa của những người lao động nhọc nhằn, đầy dẫy những hiểm nguy, bất công, bóc lột, kỳ thị… Họ phải chiến đấu để bảo vệ sự sống còn và vượt qua nhiều gian khổ để thành lập Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ là quốc gia độc lập, dân chủ và giàu mạnh nhất thế giới.

Hàng năm Canada thứ Hai ngày 11.10.2021 và Hoa Kỳ tuần thứ 4 của tháng Mười Một ngày thứ Năm 25.11.2021 là lễ Tạ ơn Thanksgiving để nhớ lại nguồn gốc tổ tiên. Lễ Thanksgiving có ý nghĩa thật sâu xa, con người có thể khác nhau về chủng tộc, màu da, đức tin tôn giáo hay vô thần. Trong đời chúng ta không ít thì nhiều mình từng nhận ơn của người khác giúp cho mình và ngược lại. Thanksgiving là dịp để nhắc nhở mình nhớ lại những hạnh phúc lớn nhỏ đã nhận trong đời mà Thượng Đế ban cho. Tạ ơn Trời theo truyền thống của mỗi dân tộc, thời xa xưa người ta tin các vị thần linh làm cho mùa màng được tươi tốt, gia súc sinh sản nhiều đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người Việt Nam vùng nông thôn tổ chức tế lễ Kỳ Yên, cúng Thần Hoàng, đầu mùa gặt thì cúng cơm lúa mới…“lạy trời mưa xuống lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày“.

Tiếp tục đọc

NHÌN LẠI LỊCH SỬ VNCH 1954-1975

TT KENNEDY VÀ VIỆT NAM

Tuần lễ tới, từ 21/4 tới 28/4 đánh dấu đúng 47 năm tuần lễ cụ Trần Văn Hương làm tổng thống VNCH. Nhân đây, tưởng cũng nên coi lại vai trò của Mỹ trong lịch sử cận đại của nước ta.

Hơn cả TT Johnson và TT Nixon, TT Kennedy có vai trò lịch sử có thể nói quan trọng nhất đối với VN vì ông chính là người đã mở màn việc Mỹ can thiệp vào VN, đồng thời cũng là người đã lấy những quyết định với hậu quả trầm trọng nhất cho số phận VNCH khi ký hiệp ước trung lập hóa Lào và hậu thuẫn cuộc đảo chính đổi đời năm 1963.

Bài này đã được đăng trên DĐTC cách đây 4 năm, tháng 4/2018, tôi post lại -với nhiều chỉnh sửa- để nhắc nhở lại một thời kỳ đen tối của lịch sử, đã là bước đầu trong cuộc tuột dốc của cả nước, để cuối cùng đưa đến thảm họa 30/4 khi chính nghĩa quốc gia và tương lai đầy hứa hẹn của chúng ta bị mất vào tay lũ sâu bọ.

Tiếp tục đọc

TƯỞNG NIỆM CỤ PHAN CHÂU TRINH

ĐẤU TRANH BẤT BẠO ĐỘNG ĐÒI HỎI DÂN QUYỀN và NHÂN QUYỀN

Tiểu sử

Phan Châu Trinh sinh tháng 8 năm 1872 (Nhâm thân) tại làng Tây-Lộc phủ Tam-Kỳ Quảng Nam, ông xuất thân gia đình danh tiếng tại Tiên Phước, thân phụ ông Phan văn Bình làm quan chức Quản cơ sơn phòng (chức quan võ trong coi biên giới các vùng núi) thân mẫu bà Lê thị Chung, ông là con trai út lập gia đình năm 1896 lúc 25 tuổi, vợ là Lê Thị Tỵ (1877-†1914) người làng An Sơn, Tiên Phước. Phan Châu Trinh thi đỗ cử nhân năm 1900, Phó bảng 1901, năm 1903 làm quan ở Huế

Bối cảnh lịch sử.

Thực dân Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Việt. Ngày 05.07.1885 Tướng De Courcy đem đại quân đánh úp Kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết (1835-†1913) xa giá vua Hàm Nghi (1872-†1943) ra khỏi Kinh thành. Các đạo quân De Courcy chỉ huy đuổi theo truy lùng. Tôn Thất Thuyết phải đưa vua chạy đến Tân Sở (QuảngTrị) thảo Hịch Cần Vương được sĩ phu khắp nơi hưởng ứng lời kêu gọi, nổi lên chống Pháp, bấy giờ cụ Phan Văn Bình hưu trí, nhưng hưởng ứng Nghiã Hội Cần Vương làm chuyển vận sứ (phụ trách quân lương) ở đồn A-Bá Tiên Phước và lập đồn điền để trồng hoa màu tiếp tế cho Phong Trào Nghiã Hội tại Quảng Nam /PTNHQN (từ tháng 7.1885 đến tháng 8.1887) dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Duy Hiệu (1847-†1887) và tiến sĩ Trần Văn Dư (1839-†1885).

Tiếp tục đọc

NHỮNG TRIỀU ĐẠI TÀN BẠO TRONG LỊCH SỬ TRUNG HOA

Dân tộc Trung Hoa luôn hãnh diện quốc gia họ có nền văn hóa lâu đời, đất rộng dân đông. Trong tiến trình dựng nước của Trung Hoa có hai cuộc cách mạng làm thay đổi toàn diện xã hội:

*Cuộc cách mạng thứ nhất do Tần Thủy Hoàng (Qin Shihuangdi) lãnh đạo năm 221 trước Công nguyên thống nhất đất nước, thành lập chế độ tập quyền về mặt chính trị thống nhất từ trung ương, xây dựng nền quân chủ chuyên chế.

* Cuộc cách mạng thứ hai, là cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ chế độ phong kiến dưới sự thống trị của các triều đại vua chúa, thành lập chế độ Cộng Hòa dân cử. Chế độ Cộng Hòa do Tôn Dật Tiên Văn (Sun Yatsen) khởi xướng và Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-shek) tiếp tục thất bại. Một lần nữa Trung Hoa rơi vào chế độ cộng sản độc tài, chuyên chính vô sản, do Mao Tse-tung lãnh đạo.

Tiếp tục đọc

MỪNG LỄ PHỤC SINH

Mùa xuân Frühling bắt đầu từ ngày 20.3.2018 nhưng năm nay thời tiết ở Âu Châu vẫn còn rất lạnh nhiệt độ ban ngày có lúc -10 độ C. Từ thứ bảy sáng Chúa nhật 25.3.2018 (Sommerzeit) bắt đầu giờ mùa hè, 2 giờ sáng thêm 1 giờ là 3giờ. Mùa Phục Sinh đến là ngày tưởng nhớ Chúa Jesus Kitô được sống lại (Auferstehung).

Đức là quốc gia nhiều người theo Thiên Chúa Giáo, bắt đầu thứ Tư lễ tro (Aschenmittwoch / Ash Wednesday ngày (14.02.2018). Giáo hội kêu gọi các Kitô hữu từ 14 tuổi ăn chay và kiêng thịt, vào ngày thứ Sáu và chấm dứt vào khuya thứ bảy tuần Thánh hay ngày Canh thức Phục Sinh [1]. Ngày lễ Tro Linh mục ghi dấu tro lên trán Kitô hữu và đọc „Hỡi người, hãy nhớ mình từ tro bụi và sẽ trở về với tro bụi„ ghi dấu tro để nói lên sự khiêm nhường và nhắc nhở con chiên về sự sống thánh thiện hơn. Bước vào mùa chay (Fastenzeiten) 40 ngày, tượng Chúa phủ khăn đen, Giáo hội kêu gọi con chiên sống với lòng bác ái, suy niệm, cầu nguyện hãm mình và sấm hối, từ bỏ con đường tội lỗi để được cứu rỗi. Nến thắp sáng từ đêm Phục sinh cho đến các ngày lễ Chúa lên trời (Christi Himmelfahrt /Ascension day và lễ Hiện xuống Pfingstsonntag/ Whitsunday là biểu tượng của sự sống lại. Tiếp tục đọc

ĐÀ NẴNG MỘT THỜI VANG BÓNG

Từ thế kỷ 19 thành phố Đà Nẵng thay thế Hội An giữ vai trò quan trọng, là cửa ngõ giao thông về ngoại thương, phát triển kinh tế của miền Trung. Những thương thuyền ngoại quốc từ các nước Âu Châu, Mỹ hay các quốc gia Á Châu như Trung Hoa, Nhật, Ấn Độ, Macau, Singapore, Manila. từng lui tới cảng Đà Nẵng qua nhiều giai đoạn khác nhau. Về địa danh Đà Nẵng theo tài liệu lịch sử có nhiều danh xưng như: Hàn Cảng, Hiện Cảng… nhưng người ta thường gọi là: Hàn, Tourane, Đà Nẵng.

Năm 1817 thực dân Pháp bỏ bang giao bằng ngôn ngữ, thay thế bằng vũ lực là tàu đồng, súng đại bác với đoàn quân viễn chinh thiện chiến. Năm 1847 vì nhu cầu bành trướng thế lực ở Viễn Đông, tìm thị trường tiêu thụ và khai thác vật liệu rẻ như: bông vải, lụa, đường, gạo, café, cao su, quế gỗ quý…Trong lúc triều đình Việt Nam thi hành chính sách bế môn tỏa cảng cấm đạo, tình hình trong nước không ổn định, giặc giã nổi lên khắp nơi, thêm nạn giết giáo sĩ truyền giáo là một cái cớ để Pháp xâm lăng. Thái Lan ký hiệp ước thương mại dễ dàng với Anh năm 1826 và Hoa Kỳ năm 1833, với Pháp 1856, khôn khéo ngoại giao với người Tây phương tránh được tai họa xâm lăng. Nhật Bản năm 1868 mở đầu công cuộc Minh Trị Duy Tân (Meiji Ishin). Cuộc cải cách nầy tạo nên một thời đại mới cho nước Nhật. Minh Trị Thiên Hoàng (Mutsohito) chủ trương canh tân đất nước, theo lối giáo dục, thương mại của Tây phương, Nhật Bản trở thành quốc gia quân chủ lập hiến giàu mạnh.   Tiếp tục đọc

NƯỚC ĐỨC VUI BUỒN THÁNG MƯỜI MỘT

 Kỷ Niêm 28 năm Mauerfall / Tường Berlin sụp đổ

(09.11.1989- 09.11.2017)

Thế hệ chúng ta sống qua những giai đoạn lịch sử Việt Nam cũng như Đức về việc thống nhất đất nước, hai hoàn cảnh khác nhau: Độc tài thắng Tự do và Tự Do thắng Độc tài. Sau Đệ nhị thế chiến nước Đức bị chia đôi, Đông Đức (DDR) theo chủ nghiã cộng sản, bị Hồng quân Liên Sô chiếm đóng. Bên Tây Đức thì quân Đồng minh (Anh, Pháp, Mỹ) kiểm soát.

Ngày 9.11.1989 là ngày lịch sử „Mauerfall /bức tường sụp đổ” tiếp theo là ” Grenzoeffnung /mở cửa biên giới”. Nhìn lại Tường Berlin trong ngày đó quân đội công an biên giới Đông Đức được lịnh cho mở cửa, nhiều nơi bức tường được hạ xuống để dân chúng từ Đông Berlin tự do sang phần đất của Tây Berlin, mỗi người đi chơi được nhận 100 DM  tiền chào mừng để họ có thể mua qùa, nếu đổi thì giá trị tiền thời ấy 10 đồng tiền bên Đông chỉ ăn 1 DM bên Tây. Phần lớn người dân từ Đông Đức nghèo đâu có tiền để mua! Tiếp tục đọc