Archive | Tháng Mười Một 2021

TIÊN HỌC LỄ HẬU HỌC VĂN

TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN
ĐẠO LÝ HAY TIÊU CỰC ?

          Mấy hôm nay đọc báo trên các mạng lưới trực tuyến xã hội tiếng Việt, người Việt khắp nơi trong cũng như ngoài nước, được nghe một nguồn dư luận mới xôn xao về việc nên giữ hay bỏ một câu khẩu hiệu đã trở thành quá quen thuộc trong tất cả các hệ thống trường học Việt Nam từ xưa tới nay. Đó là câu châm ngôn “tiên học lễ, hậu học văn” thường được dán ngay trên tường trước mặt học sinh trong lớp học. Vì đã quá quen thuộc và mặc nhiên được coi đây là một đạo lý đương nhiên kết hợp giữa tinh thần tôn sư trọng đạo và rèn luyện nhân cách nên qua nhiều thế hệ, câu khẩu hiệu này đã trở thành một lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà nghiêm cẩn chuyên chở   giá trị nhân văn đào tạo thế hệ trẻ. Đây không phải là một câu khẩu hiệu thời trang để trang trí lớp học mà là một châm ngôn rèn luyện nhân cách trong đời sống học trò. Bởi vậy, chẳng có thầy giáo hay học sinh nào còn bận tâm đặt câu hỏi là nên hay không nên treo câu khẩu hiệu mang nội dung “nguyên lý giáo dục” hay đạo lý trồng người nầy. (Chữ Lễ trong bài này xin được viết hoa khi nhấn mạnh đó là tiêu đề của toàn bài và viết thường khi hiểu theo nghĩa quy ước.)
Bối cảnh làm nền cho cuộc… đảo chánh khẩu hiệu nầy được giới truyền thông đưa tin như sau:
            Tại hội thảo Giáo dục Việt Nam chủ đề “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục đào tạo” do Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội tổ chức ngày 21/11, GS Trần Ngọc Thêm trình bày quan điểm trên trong tham luận: “Xây dựng Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo”.
GS Trần Ngọc Thêm kiến nghị: “Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo”.
“Chừng nào còn đề cao chữ Lễ để ràng buộc người học, còn đề cao quá mức vai trò của người thầy, của đáp án thì tư duy phản biện sẽ không thể phát triển, không thể có xã hội phát triển”, ông nhấn mạnh thêm.
            – Trước đó, năm 2016, tại hội thảo “Xây dựng môi trường văn hóa trường học” do Bộ GD-ĐT tổ chức, nhiều đại biểu cho rằng, hệ thống khẩu hiệu trường học đã đáp ứng đúng tôn chỉ mục đích. Tuy nhiên, việc treo khẩu hiệu còn bất cập, mỗi nơi làm một phách và chưa phù hợp nên kiến nghị xem lại khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” ở trường tiểu học.(Tin Mới)

Tiếp tục đọc

CHÚC MỪNG LỄ TẠ ƠN

Hơn bốn trăm năm trước vùng Bắc Mỹ là nơi mà những người cùng khổ khắp năm Châu đến tìm vàng, hy vọng thoát khỏi những khó khăn về kinh tế hay chạy trốn vì lý do tôn giáo. Miền đất hứa của những người lao động nhọc nhằn, đầy dẫy những hiểm nguy, bất công, bóc lột, kỳ thị… Họ phải chiến đấu để bảo vệ sự sống còn và vượt qua nhiều gian khổ để thành lập Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ là quốc gia độc lập, dân chủ và giàu mạnh nhất thế giới.

Hàng năm Canada thứ Hai ngày 11.10.2021 và Hoa Kỳ tuần thứ 4 của tháng Mười Một ngày thứ Năm 25.11.2021 là lễ Tạ ơn Thanksgiving để nhớ lại nguồn gốc tổ tiên. Lễ Thanksgiving có ý nghĩa thật sâu xa, con người có thể khác nhau về chủng tộc, màu da, đức tin tôn giáo hay vô thần. Trong đời chúng ta không ít thì nhiều mình từng nhận ơn của người khác giúp cho mình và ngược lại. Thanksgiving là dịp để nhắc nhở mình nhớ lại những hạnh phúc lớn nhỏ đã nhận trong đời mà Thượng Đế ban cho. Tạ ơn Trời theo truyền thống của mỗi dân tộc, thời xa xưa người ta tin các vị thần linh làm cho mùa màng được tươi tốt, gia súc sinh sản nhiều đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người Việt Nam vùng nông thôn tổ chức tế lễ Kỳ Yên, cúng Thần Hoàng, đầu mùa gặt thì cúng cơm lúa mới…“lạy trời mưa xuống lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày“.

Tiếp tục đọc

MÙA THU QUA THI CA

Mùa thu là mùa của thi ca lãng mạn, trữ tình, những giọt mưa thu buổi sáng hay những đêm trăng mờ ảo, gió se lạnh khi thu về là xúc tác tạo rung cảm cho các văn thi sĩ, nhạc sĩ sáng tác nhiều đề tài hấp dẫn, phong phú đóng góp lớn lao cho kho tàn văn học, và thi đàn Việt Nam.

Nguyễn Sơn

Thời tiết ở Đức thay đổi rõ rệt bốn mùa, vào thu bắt đầu lạnh thỉnh thoảng có mưa bay nhẹ hạt, cây lá đổi màu từ vàng sang đỏ, xa xa dãy núi Alpen xanh đậm, chen lẫn lá vàng, đỏ tạo nên bức tranh đẹp tuyệt của thiên nhiên.

Mùa Thu ở Việt Nam không rực rỡ như mùa Xuân, không gay gắt, oi bức như mùa hè, hay tàn tạ ủ rũ như mùa Đông. Thu ở quê nhà nhẹ nhàng, thời tiết hơi se lạnh của gió thu với tiếng xào xạc từ lá vàng rơi bên hồ nước trong veo, nét huyền ảo của trăng thu, làm rung động lòng người những nỗi buồn xa vắng, mênh mông.

Thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1888-†1939) miên man “giấc mộng con“ cảm thu với nỗi ngậm ngùi, nhìn những chiếc lá thu từ hàng xóm bay sang khiến người thiếu phụ như sợ thời gian hững hờ trôi qua. 

Tiếp tục đọc

KIM ĐỊNH: CUỘC ĐỜI VÀ TƯ TƯỞNG

Vấn đề triết học, trước 1975 chương trình học lớp Đệ nhất sau nầy gọi lớp 12 học một năm triết để thi Tú tài 2, sách triết của hai tác giả Vĩnh Để và Trần Bích Lan (nhà thơ Nguyên Sa).

Chia làm ba phần: Đạo Đức Học, Tâm Lý Học, Luận Lý Học. Trên Đại học Văn Khoa có ngành triết, môn học mới hấp dẫn, nhưng không nhiều sinh viên ghi danh, vì ra trường khó tìm việc làm. Sinh họạt văn học ở miền Nam phong phú, chương trình học không có chủ thuyết chính trị cuồng tín mơ hồ. Nổi tiếng triết gia Kim Định viết nhiều sách về triết, được nhiều người nghiên cứu học hỏi. Thân hữu gởi bài viết về nhà Thần học- Triết học Kim Định. Chúng tôi post lại chỉ sửa các chữ i ngắn thành y dài

Giáo sư Kim Định tên thật là Lương Kim Định, là triết gia, linh mục Công giáo. Sinh ngày 15/6/1915 tại địa phận Bùi Chu, làng Trung Thành, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Ông là con trai út trong gia đình, thân phụ mất từ khi ông mới một tháng tuổi. Nhờ công dưỡng dục và nhìn xa trông rộng của người mẹ hiền, ngay từ thưở còn nhỏ, ông được gửi vào chủng viện Bùi Chu. Tại chủng viện Bùi Chu, ông được hưởng một nền giáo dục toàn diện, về đạo đức cũng như về học vấn. Với bản tính ham tìm tòi học hỏi, ngoài những môn học khác và ngôn ngữ La Tinh, ông đã tự học thêm chữ Nho và Pháp văn. Sau những năm tháng say mê và miệt mài học tập, ông được bề trên phân công giảng dạy tiếng La Tinh tại Tiểu chủng viện Ninh Cường, Bùi Chu từ năm 1937 đến năm 1939.

Tiếp tục đọc

TỪ NGỮ ĐỔI ĐỜI

 So sánh từ ngữ sau 1975 và trước 1975, Chọn từ nào trong sáng, dễ hiểu để nói và viết tiếng Việt cho đúng.

Ấn tượng – Đáng ghi nhớ, đáng nhớ

Bác sỹ / Ca sỹ – Bác sĩ / Ca sĩ

Bang – Tiểu bang (State)

Bắc bộ / Trung bộ / Nam bộ – Bắc phần / Trung phần / Nam phần

Báo cáo – Thưa trình, nói, kể

Bảo quản – Che chở, giữ gìn, bảo vệ

Bài nói – Diễn văn

(hình trong sách giáo khoa viết sai chính tả, phải viết: (cành dẻ hay nhành dẻ)

Bảo hiểm (mũ) – An tòan (mũ)

Tiếp tục đọc