Archive | Tháng Tư 2014

ĐỊA DANH MIỀN NAM (I)

Cho-Ben-Thanh-Di-du-lich-Ho-Chi-Minh-Du-lich-Viet-Nam-2Đất Nam Việt mà trước đây người ta còn gọi là Nam Kỳ, nngười Tây Phương khi đặt chân lên xứ mình hồi thế kỷ 16, 17 gọi bằng tên Cochinchine hay xứ Đàng Trong. Người ta cũng gọi xứ này là Đồng Nai (đồng có nhiều nai), Lộc Dã, Lộc Đồng (cùng một nghĩa) hoặc Nông Nại, là nơi mà người Việt mình đặt chân lần đầu tiên năm 1623.  Sử chép rằng Chúa Sãi Vương Nguyễn phúc Nguyên (1613-1635), gả Công chúa Ngọc Vạn là ái nữ thứ 2 cho vua Cao Miên Chei Chetta II (1618-1626) từ Xiêm trở về lên ngôi báu và đóng đô tại Oulong. Nhờ sự giao hiếu ấy vua Cao Miên cho phép người Việt di dân vào Nam Bộ.  Người Việt đặt đầu cầu tại Mô Xoài (gò trồng xoài), gần Bà Rịa năm 1623 (Theo Claude Madrolle -Indochine du Sud,Paris 1926).

Trong năm này một phái đoàn ngoại giao được cử sang Oulong để thương thuyết sự nhượng lại Sở Thuế quan Saigon. Về sau đến đời vua Réam Thip Dei Chan (1642-1659), em vua trước vị hoàng hậu Việt Nam nói trên  xin vua Cao Miên cho phép người Việt được quyền khai thác xứ Biên Hòa năm 1638. Tiếp tục đọc

NHÌN LẠI 39 NĂM VIỆT NAM THỐNG NHẤT

MerkenXuân về cây cỏ đâm chồi nẩy lộc, rộn rã tiếng chim ca dưới bầu trời xanh với những áng mây bay như dải lụa trắng. Trên nền cỏ xanh mượt điểm những cánh hoa màu tím nhạt, hoa anh đào màu hồng nở rộ tăng thêm nét đẹp buổi bình minh, có nắng hanh vàng, nhưng không khí còn se lạnh. Mùa xuân về gợi chúng ta nhớ lại biến cố 39 năm trước chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn khốc liệt nhất. Ngày 14/3/1975 quân đội VNCH triệt thoái Cao Nguyên, máu của quân dân miền Nam đã đổ ra trên tỉnh lộ 7 về đến Nha Trang. Ðà Nẵng di tản chiến thuật ngày 29/3 hàng trăm ngàn người hải hùng lên các tàu hải quân di tản hy vọng tìm được tự do… cho đến ngày 30/4 Việt Nam Cộng Hòa bị bức. Tiếp tục đọc

ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ XHCNVN

phu-si-1Tản mạn chuyện Phù Tang

Nhân chuyện báo chí trong và ngoài nước đăng tin cô tiếp viên trẻ đẹp của hàng không Việt Nam chuyển đồ ăn cắp. Thằng em xin được gởi cái phóng sự nóng hổi và chi tiết sau đây để các bác có cái nhìn chính xác. Bảo đảm không có cơ quan truyền thông Việt Nam nào xâm nhập thực tế hơn thằng em.

Người Việt…. ăn cắp!

Kẻ bênh thì  “Chỉ là môt thiểu số thôi chứ có biết bao nhiêu cái tốt của người Việt sao không thấy nói”. Người chống thì:“Cái gì cũng vừa vừa phải phải, chiếm 40% trong tổng số 100% về thành tích ăn cắp thì không biết nhục à?”. Chuyện qua chuyện lại và nổ lớn trên đài BBC, trên báo chí trong ngoài nước, trên các mạng cá nhân FaceBook suốt dạo này là vì…. Tiếp tục đọc

NHỮNG NGÀY Ở LẤP VÒ-SA ĐÉC

8422907315_93b545da87Công luận trong và ngoài nước, lên tiếng về việc bà Bùi thị Minh Hằng là một người tích cực tranh đấu cho nhân quyền, công lý và chủ quyền quốc gia bằng tinh thần bất bạo động. Bị công an huyện Lấp Vò mặc thường phục chận đường, đánh đập dã man và bắt  20 người trên đường đến thăm gia đình bên vợ của ông Nguyễn Bắc Tuyển. Ngày 12/02/2014 trả tự do cho 18 người, nhưng hai nhà hoạt động nhân quyền Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và một Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo là anh Nguyễn Văn Minh bị ghép tội tập trung đông người và gây rối trật tự công cộng theo điều 245 Bộ Luật Hình Sự…

Nhắc đến huyện Lấp Vò gợi cho tôi nhớ lại trước 30.4.1975, tôi làm việc tại Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia (BCHCSQG) quận Lấp Vò thuộc tỉnh Sa Đéc. Sau 1975 đổi tên là Công an huyện Lấp Vò thuộc tỉnh Đồng Tháp. Cùng một ngành cảnh sát nhưng khác nhau giữa chế độ TỰ DO và CỘNG SẢN. Nên thi hành công vụ, phục vụ cho dân cũng khác nhau. Sau 30.4.1975 những người làm việc trong ngành CSQG bị lên án là thành phần ác ôn, ăn hối lộ nhiều nợ máu… Tiếp tục đọc

THAY ĐỔI ĐỜI SỐNG TỪ 30.4.1975

voegel-0032BIỆN LUẬN VỚI ĐẦU GỐI “Quảng Nam hay cải …………. !”

(lời thuật chuyện của Luật sư Bùi về BS Hoạt tranh luận với CS) Hè 2000 tôi lên Paris họp bạn hội Cựu học sinh trường Blaise Pascal Đà-nẵng. Tân bạn học cùng lớp báo cho tôi một tin mừng: “Bác sĩ Hoạt, bệnh viện Đa-khoa Đà-nẵng trước 75 đang ở Paris với vợ. Họ từ Canada sang du lịch”. Nghe tin một bạn thân xa cách nhau đã 25 năm, tôi (Luật sư Bùi) mừng quá. Bao nhiêu tang thương trong khoảng thời gian ấy. Là một luật sư (cộng sản đâu có nghề nầy), tôi phải sống chật vật, buôn chợ trời với vợ. Mãi đến năm 1978 nhờ ông anh ruột ở Pháp bảo lãnh, tôi sang Marseille. Lận đận suốt ba năm, vừa đi dạy vừa học, lấy lại bằng rồi hành nghề trong một tổ hợp luật sư ở Marseille. Cuộc sống có phần thoải mái, nhất là gia đình đầm ấm và con cái học hành tốt. Nhớ thời 75, chịu nhiều tủi nhục dư Tiếp tục đọc