Archive | Tháng Tư 2021

TÂM TRẠNG NGƯỜI BỎ NƯỚC RA ĐI

Nhìn lại 46 năm trôi qua, những bài viết theo các thể loại khác nhau là một “kho tài liệu” vui buồn đời sống! Mang tâm trạng của những người trải qua cuộc chiến tranh Việt Nam khói lửa… Chấm dứt chiến tranh họ bị tù đày gian khổ bị đối xử thiếu tình người. Bài viết còn lưu lại, nhưng nhiều người đã ra đi không còn trên cõi đời nầy! Hận thù, thường ghét họ đều bỏ lại thế gian. Hoamunich chưa đọc hết bài viết trên trang Huongduong.txd, nhưng chúng tôi link lại dù (Internet hơi chậm) để quý vị độc giả có thì giờ tham khảo.

Cố T.T Võ văn Kiệt nói: “Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát. Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng như vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu…

Lại Nhớ Một Ngày Buồn Tháng Tư…
Việt Cộng! Việt Cộng! – Lê Dinh

Tháng Tư Không Ánh Mặt Trời – Huy Tưởng

Ban Mê Thuột, Ngày Đầu Chiến Cuộc – Hổi Ký Nguyễn Định
Ban Mê Thuột Thất Thủ: Câu Chuyện Bên Lề – Nguyễn Định 
Ban Mê Thuột Những Ngày Đầu trong tay Cộng Quân – Nguyễn Định  
Bạn Tù Sơn La – Phan Lạc Phúc 
A Lament for Viet Nam – Doan Van Toại — Thổn Thức Cho Việtnam  
Lon Guigoz, Hành Trang Của Người Tù Cải Tạo – Hoàng Chương 
Những Chuyện Di Tản 1975 – Tiểu Tử  
Những Mảng Máu Khô – Trần Mộng Tú 
Đêm bên bờ Sông Ba – Trang Y Hạ 
Hình Ảnh Chiến tranh Việt Nam nhìn lại 

Tiếp tục đọc

RA ĐI THẦM LẶNG CỦA T.T THIỆU

“Chính sách của Hoa Kỳ dưới bất cứ T.T. nào cũng chỉ phục vụ cho quyền lợi của dân chúng Hoa Kỳ. Không có kẻ thù lâu dài, hay bạn lâu dài chỉ có lợi ích cho lâu dài…”

Trong cuốn sách “Từ Tòa Bạch Ốc đến Dinh Độc Lập”, TS Nguyễn Tiến Hưng – cựu Tổng trưởng Kế hoạch VNCH – đã nhắc lại một đoạn u tối: “Tại nhà thờ Lutheran ở Arlington, bang Virginia, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng James Schlesinger đã khóc cho miền Nam Việt Nam. Ông được ngài phó giám đốc Cục Tình báo trung ương Vernon Walters kể rằng viên đại sứ Nam Việt Nam ở Washington nói: “Phía bên kia vùng không có bình minh là hoàng hôn đang phủ xuống”.

Rồi Schlesinger nhớ lại: “Tôi vẫn nhớ lời miêu tả của Churchill về sự sụp đổ của nước Pháp trong Thế chiến thứ II. Đây là thảm họa tương tự, dù khác nhau về tầm cỡ. Tôi không trách người Việt Nam đã cố theo đuổi chút hy vọng mong manh. Tôi cảm thương họ. Tôi buồn cho họ!”… Tổng thống (TT) Ford quyết định rằng Hoa Kỳ sẽ không can thiệp về mặt quân sự nữa. Sẽ không có những hạm đội đổ bộ đến cứu nguy, cũng không có những chuyến tàu tiếp tế từ phía chân trời như đã từng có từ 10 năm trước đây…”.

Tiếp tục đọc

CƯỜI MỘT CHÚT CHO VUI

Vui buồn cuối tuần, hoamunich lượm lặt trên nét tặng Độc giả một nụ cười

MÌNH TÀI GIỎI CÒN CÓ NGƯỜI GIỎI HƠN

Một lần, Khổng Tử ngồi trên chiếc xe nhỏ có ngựa kéo chu du khắp các nước. Đến một vùng nọ thấy có chú bé lấy đất đắp một tòa thành, rồi ngồi vào trong đó, Khổng Tử liền hỏi:

 “Này cháu, cháu trông thấy xe ta đi tới cớ sao không chịu tránh ?”

Chú bé trả lời:

“Cháu nghe người ta đồn rằng, Khổng Phu Tử trên thông Thiên Văn, dưới tường Địa Lý, giữa hiểu lòng người. Vậy mà hôm nay cháu gặp Phu Tử thì không phải vậy….

Bởi vì từ xưa đến nay, chỉ nghe nói đến chuyện xe tránh thành, chứ thành nào lại tránh xe đâu?”.

Khổng Tử ngạc nhiên quá, liền hỏi:

– Cháu tên là gì?

– Dạ Hạng Thác

– Năm nay cháu bao nhiêu tuổi?

Tiếp tục đọc

TƯỞNG NIỆM CỤ PHAN CHÂU TRINH

ĐẤU TRANH BẤT BẠO ĐỘNG ĐÒI HỎI DÂN QUYỀN và NHÂN QUYỀN

Tiểu sử

Phan Châu Trinh sinh tháng 8 năm 1872 (Nhâm thân) tại làng Tây-Lộc phủ Tam-Kỳ Quảng Nam, ông xuất thân gia đình danh tiếng tại Tiên Phước, thân phụ ông Phan văn Bình làm quan chức Quản cơ sơn phòng (chức quan võ trong coi biên giới các vùng núi) thân mẫu bà Lê thị Chung, ông là con trai út lập gia đình năm 1896 lúc 25 tuổi, vợ là Lê Thị Tỵ (1877-†1914) người làng An Sơn, Tiên Phước. Phan Châu Trinh thi đỗ cử nhân năm 1900, Phó bảng 1901, năm 1903 làm quan ở Huế

Bối cảnh lịch sử.

Thực dân Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Việt. Ngày 05.07.1885 Tướng De Courcy đem đại quân đánh úp Kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết (1835-†1913) xa giá vua Hàm Nghi (1872-†1943) ra khỏi Kinh thành. Các đạo quân De Courcy chỉ huy đuổi theo truy lùng. Tôn Thất Thuyết phải đưa vua chạy đến Tân Sở (QuảngTrị) thảo Hịch Cần Vương được sĩ phu khắp nơi hưởng ứng lời kêu gọi, nổi lên chống Pháp, bấy giờ cụ Phan Văn Bình hưu trí, nhưng hưởng ứng Nghiã Hội Cần Vương làm chuyển vận sứ (phụ trách quân lương) ở đồn A-Bá Tiên Phước và lập đồn điền để trồng hoa màu tiếp tế cho Phong Trào Nghiã Hội tại Quảng Nam /PTNHQN (từ tháng 7.1885 đến tháng 8.1887) dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Duy Hiệu (1847-†1887) và tiến sĩ Trần Văn Dư (1839-†1885).

Tiếp tục đọc

TỰ ĐIỂN TIẾNG VIỆT ĐỔI ĐỜI

Từ vần A-X)

Bất cứ một dân tộc nào nếu đã hình thành một nền văn học, đều có hai loại văn chương bác học và văn chương bình dân. Ngôn ngữ cũng có ngôn ngữ trí thức và ngôn ngữ đường phố. Phê bình văn học, phê bình cách sử dụng ngôn ngữ là điều phải có để đất nước tiến lên. Trước đây ở Miền Nam, một số nhà văn, nhà báo dùng chữ hay viết văn không đúng cũng đã bị phê phán chứ không phải muốn viết gì thì viết. Ngày nay, ngôn ngữ ít học, đứng bến, mánh mung, đường phố giống như cỏ dại lan tràn rất nhanh vì nó được phổ biến qua các bản tin, báo chí, các trang điện tử, truyền hình, đài phát thanh, các diễn đàn… cho nên nó dễ dàng giết chết ngôn ngữ “văn học” thường phải xuất hiện qua sách vở. Nếu không ngăn chặn kịp thời, loại ngôn ngữ lai căng, bát nháo, quái đản sẽ trở thành dòng chính của văn học…và khi đó thì hết thuốc chữa. Việt Nam ngày nay đang đứng trước thảm họa đó! Ngoài ra, “văn dịch” phần lớn từ các bản tin tiếng Anh của những người không rành tiếng Anh lại kém tiếng Việt đã phá nát cú pháp (văn phạm) Việt Nam. Hiện nay BBC- VOA Việt Ngữ đã góp phần rất lớn vào việc tàn phá tiếng Việt truyền thống.

Xin nhớ cho, thay đổi mà tốt hơn, hay hơn thì người ta hoan nghênh. Thay đổi mà xấu, tệ hơn là phá hoại. Ngoài ra, không có gì “lớn” cho bằng “cầm bút” nhưng cũng không có gì “xấu xa” cho bằng viết bậy, viết nhảm,viết sai sự thật và nhất là phá hoại ngôn ngữ truyền thống của dân tộc. Sau hết, tôi xin nhắc những người làm báo trong nước và cả BBC tiếng Việt: Dân đường phố, mánh mung, đứng bến vì ít học cho nên ăn nói bậy bạ.

Tiếp tục đọc