Archive | Tháng Chín 2014

NỖI BUỒN TIẾNG VIỆT

ho 2Trước đây Phạm Quỳnh từng nói: TRUYỆN KIỀU CÒN THÌ TIẾNG TA CÒN, TIẾNG TA CÒN NƯỚC TA CÒN”, bây giờ Truyện Kiều vẫn còn mà cả tiếng ta lẫn nước ta lại đang đi dần xuống hố sâu Bắc Thuộc. Than ôi!…………

Vấn đề ngôn ngữ là vấn đề của muôn thuở, không riêng gì của người Việt. Trong bài viết này, tôi muốn bàn về một thực trạng của tiếng Việt mà đã đến lúc, chúng ta không thể không suy nghĩ về nó một cách nghiêm túc. Đó là nguy cơ diệt vong của một thứ tiếng Việt mà người miền Nam Việt Nam dùng trước năm 1975 hay còn được gọi là tiếng Việt Sài Gòn cũ. Thứ tiếng Việt đó đang mất dần trong đời sống hàng ngày của người dân trong nước và chẳng chóng thì chầy, nó sẽ biến thành cổ ngữ, hoặc chỉ còn tìm thấy trong tự điển, không còn ai biết và nhắc tới nữa. Điều tôi đang lo lắng là nó đang chết dần ngay chính trong nước chứ không phải ở ngoài nước. Người Việt hải ngoại mang nó theo hành trình di tản của mình và sử dụng nó như một thứ ngôn ngữ lưu vong. Nếu người Việt hải ngoại không dùng, hay nền văn học hải ngoại không còn tồn tại, nó cũng âm thầm chết theo. Nhìn tiếng Việt Sài Gòn cũ từ từ biến mất, lòng tôi bỗng gợn một nỗi cảm hoài. Điều tôi thấy, có lẽ nhiều người cũng thấy, thấy để mà thấy, không làm gì được. Sự ra đi của nó âm thầm giống như những dấu tích của nền văn hoá đệ nhất, đệ nhị cộng hoà VN vậy. Người ta không thể tìm ra nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, Cổ Thành Quảng Trị, nghĩa trang Quận Đội, trường võ bị Thủ Đức, v.v… Tất cả đã thay đổi, bị phá huỷ hoặc biến đi như một sắp xếp của định mệnh hay một định luật của tạo hoá. Tiếp tục đọc

ĐỌC ĐÈN CÙ

DenCu 2Tác giả Trần Đĩnh, được dư luận người Việt trong ngoài nước biết qua tác phẩm Đèn cù, đã qua đời ngày 12/5, hưởng thọ 93 tuổi.

Mời đọc tác phẩm  Đèn Cù 1 và 2

Click here  DEN_CU.-_Tran_Dinh (1)

DEN_CU-QUYEN_HAI (2)

Tác phẩm ĐÈN CÙ của cụ Trần Đĩnh là một nhân chứng trong giai đoạn của lịch sử  VIỆT NAM bị khép kín. Tác phẩm nầy được in và phát hành ở hải ngoại, BBC London phỏng vấn tác giả và nhà văn Vũ Thư Hiên, Đọc ĐÈN CÙ để hiểu được sự thật của những người lãnh đạo đảng CSVN. “có ở trong chăn mới biết chăn có rận”

„Trần Đĩnh cầm bút viết như một chứng nhân của cách mạng, viết như một nạn nhân của vụ án xét lại, viết như một nhà văn trôi nổi với lịch sử dân tộc, và trong tận cùng là viết như một người con rất mực yêu thương đất mẹ.“

“Đèn, Đèn Cù hay đèn gì cũng vậy, phải tỏa ánh sáng. Nhưng Đèn Cù hay Đèn Kéo quân chắc chắn không cho ánh sáng mạnh có thể đẩy lùi xa bóng tối hay làm cho người ta trông thầy rỏ ràng, rành mạch người và vật. Dưới ánh sáng của Đèn Cù, người ta chỉ trông thấy lờ mờ mà thôi. Mà Đèn Cù soi rọi vào chuyện cũ, chuyện lịch sử, thì người và vật lại chỉ hiện ra mông lung lắm. Ai muốn nhận diện Hồ Chí Minh, có lẽ chỉ thấy được một con người lung linh mà thôi. Nhưng nếu thấy được con người đó, qua Đèn Cù, mặc dầu có mông lung nhưng đúng hắn, con người thật thì cũng hay lắm rồi. Người làm nên Đèn Cù như vậy cũng đã đóng góp rất lớn cho việc đẩy lui được phần nào cái bóng đêm dày đặc bao trùm lên đất nước Việt nam từ gần thế kỷ nay “….

Nhà văn Vũ Thư Hiên nói về cuốn Đèn Cù

http://bbc.in/WBWCNQ

‘Đèn Cù là tiếng kêu đau của tôi’ của nhà văn lão thành Trần Đĩnh

http://bbc.in/1uGNIdv

https://www.youtube.com/watch?v=6bsElXsU6a4 Tiếp tục đọc

HOA ĐÀO NEW YORK

P1110535

 WASHINGTON- NEW YORK CÓ GÌ LẠ

Nếu chúng ta có cơ hội và sức khỏe đi du lịch nhiều nơi như tục ngữ „Đi một ngày đàng, học một sàng khôn“ sẽ học hỏi nhiều cái hay cái đẹp. Trên thế giới có thể nói nước Mỹ đất rộng lớn bao la tài nguyên phong phú, nên người dân Mỹ sống thỏai mái đầy đủ tiện nghi. Đường phố, xa lộ, nhà cửa, xe đều lớn hơn ở Âu Châu.

Phần lớn gia đình người Mỹ sử dụng xe hơi riêng, mỗi người một chiếc vì ở Mỹ thiếu phương tiện lưu thông công cộng. Hoa Kỳ có hệ thống xa lộ lớn nhất thế giới trong đó có cả hệ thống xa lộ liên tiểu bang và hệ thống quốc lộ đánh số (như 10…95, 805…) Các hệ thống xa lộ trong mọi tiểu bang kết nối liên hoàn với các thành phố lớn. Vào những giờ cao điểm sáng, chiều trong giờ đi làm và về thường bị kẹt xe, nên xa lộ có các lane ưu tiên cho những người đi làm việc chung xe với nhau (High-occupancy vehicle lanes viết tắt (HOV lane) tránh kẹt xe. (Carpools only 2 or more persons per vehicle). Tiếp tục đọc