Archive | Tháng Một 2015

CHIẾN TRANH và TỊ NẠN

TNThời tiết mùa đông lạnh buốt, những cánh tuyết rơi trắng lấp cỏ cây, tôi ngồi ở phòng khách có sưởi ấm xem Tivi thật thoả mái, ấm áp… Nghe phần tin tức tường thuật về các trận chiến ở Syrien, những đoàn người chạy giặc phần lớn là đàn bà trẻ em …đã gợi tôi  nhớ lại thân phận người Việt Nam chúng ta cũng đã trải qua cuộc chiến tương tàn khoái lửa đốt cháy quê hương cách đây 40 năm…

Từ năm 1965, những vùng quê hẻo lánh ở miền Trung cách xa quận lỵ hay thành phố bị „Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam „chiếm bắt thanh thiếu niên, phụ nữ vào du kích, đi dân công, đào địa đạo, vót chông, đóng thuế nuôi quân và những người VC nghi ngờ thân Quốc gia bị bắt đi không bao giờ trở lại…Phần lớn dân quê bỏ nhà cửa ruộng vườn, về thành phố hay quận lỵ thuộc vùng Quốc gia để sống gọi là tỵ nạn CS. Được chính quyền VNCH giúp đỡ cấp tôn, cây gỗ để làm nhà, trợ cấp thực phẩm để sống trong thời gian đầu  như ngoại ô Hội An có: Xóm Mới, Cẩm Hà, Khổng Miếu, trại Nông là những khu đất trống hay những bãi cát vàng bỏ hoang được lập thành trại tỵ nạn. Tiếp tục đọc

LỊCH SỬ HỒI GIÁO

hoi Trong lịch sử thế giới, chưa từng có một tôn giáo nào bành trướng một cách mạnh mẽ và nhanh chóng cho bằng đạo Hồi. Từ một nhóm người du mục sống trong một ốc đảo heo hút giữa sa mạc Syro-Arabia đã mau chóng biến thành những con người đầy quyền lực tung hoành từ Cận Đông đến Âu Châu và từ Bắc Phi đến tận các nước Châu Á:

– Chỉ trong vòng 10 năm kể từ ngày giáo chủ Muhammad qua đời (632-642) quân Hồi Giáo Ả Rập đã chiếm trọn bán đảo Arabia (rộng gấp 8 lần Việt Nam), chiếm Iraq, Syria, Palestine, Ai Cập và phía Tây nước Iran.

– Trong 2 năm (648-649), quân Hồi chiếm Carthage, Tunisia.

Một điều làm cho cả thế giới kinh ngạc là lần đầu tiên người Ả Rập chiếm một nước Âu Châu, đó là Hy Lạp.

– Thừa thắng xông lên, người Hồi Giáo Ả Rập mở cuộc chiến tranh đánh Tây Ban Nha.  Sau 5 năm, người Hồi chiến thắng đã chiếm trọn nước Âu Châu rộng lớn và nổi tiếng sùng đạo Công Giáo nhất thời bấy giờ. Tiếp tục đọc

TƯỞNG NHỚ HOÀNG SA- TRƯỜNG SA

HCHSa08-7983-1389814152Năm 1961, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ban hành sắc lệnh khẳng định chủ quyền Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam của VNCH và đặt đài khí tượng trực thuộc ty khí tượng Đà Nẵng. Được bảo vệ bởi quân đội VNCH là một trung đội Điạ Phương Quân từ tỉnh Quảng Nam ra giữ đảo.

Hơn 50 năm trước chúng tôi được các món qùa đặc sản cá khô, rong biển và vỏ ốc trắng xinh đẹp từ Hoàng Sa của một quân nhân gần nhà ra công tác ngoài đảo 3 tháng. Ngoài ấy buồn vì không có dân sinh sống nhưng không khí trong lành của biển cả mênh mông, thật bình an xa hẳn cảnh chiến tranh trong đất liền, lúc rảnh rỗi những người lính đi quanh đảo bắt cá, vớt rong biển về phơi khô cũng như bắt ốc lấy vỏ về làm qùa lưu niệm. Hành trang trở về đất liền là những bao qùa đặc sản của Hoàng Sa. Bây giờ dù có nhiều tiền cũng không thể mua được những thứ đặc sản đó vì Trung Cộng đã chiếm đảo. Theo tài liệu lịch sử địa lý từ triều đại nhà Nguyễn chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, và các trận hải chiến với Trung Cộng của Hải quân Việt Nam đã được phổ biến về bài viết cũng như hình ảnh sâu rộng trên Internet. Tiếp tục đọc

2015 PHÚC-LỘC- THỌ

tranh-gao-thu-phap-phuc-loc-tho (1)Hơn 2300 nghìn năm về trước, nhà bác học Aristotle đã cho rằng hạnh phúc là cái gì mà cuối cùng nhiều người phải chọn lựa. Có nghĩa, khi ta có rất nhiều thứ trên đời mà thiếu hạnh phúc, cuộc đời cũng vô nghĩa

Người Việt ta hay dùng ba chữ chữ Phúc, Lộc, Thọ để chỉ ba điều căn bản của cuộc sống để chúc tụng lẫn nhau. Có lẽ điều chúng ta mong mỏi nhất vẫn là hạnh phúc, nên chữ Phúc đã được xếp trên cả hai chữ Lộc, Thọ

Một thi sĩ đã viết “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu” vì danh từ “tình yêu” rất khó giải cho đúng nghĩa. Hai chữ “hạnh phúc” cũng tương tự như vậy. Đó là một danh từ trừu tượng mà ta tự cảm thấy mà thôi. Hạnh phúc không như tiền tài. Tiền đếm được nhưng hạnh phúc thì không. Hạnh phúc cũng không giống tuổi thọ dù ta không biết bao nhiêu tuổi là già, nhưng ta vẫn có quan niệm chung như đến một tuổi giới hạn nào đó, ta mới được mừng thượng thọ. Tiếp tục đọc

PHẠM QUỲNH

Pham-Quynh-2

Phạm Quỳnh (17.12.1892 – 6.9.1945) là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn. Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt – thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp – để viết lý luận, nghiên cứu. Ông được xem là người chiến đấu bất bạo động nhưng không khoan nhượng cho chủ quyền độc lập, tự trị của Việt Nam, cho việc khôi phục quyền hành của Triều đình Huế trên cả ba kỳ (Bắc, Trung, Nam), chống lại sự bảo hộ của Pháp và kiên trì chủ trương chủ nghĩa quốc gia.  Ngày 09.3.1945, Nhật đảo chính Pháp. Chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập. Ông về sống ẩn dật ở biệt thự Hoa Đường bên bờ sông đào Phủ Cam, Huế.

Ông bị Việt Minh bắt giam ngày 23.8.1945 và giam ở lao Thừa Phủ, Huế. Ông bị giết sau đó cùng với nguyên Tổng đốc Quảng Nam Ngô Đình Khôi (anh ruột Ngô Đình Diệm) và Ngô Đình Huân (con trai của Ngô Đình Khôi). Di hài ông được tìm thấy năm 1956 trong khu rừng Hắc Thú, và được cải táng ngày 9 tháng 2 năm 1956 tại Huế, trong khuôn viên chùa Vạn Phước.

Tiếp tục đọc