Archive | Tháng Chín 2013

XẢ BỚT RÁC TRONG TÂM HỒN

nsChuyện Hai Người “Quét Rác” và “Đổ Rác”

Vào sáng Chủ  Nhật, có thể là do ngày nghỉ rảnh rỗi, một người đàn ông trung niên lúi húi quét dọn trước cửa nhà. Ông cầm chiếc chổi và đồ hốt rác quét sạch vỉa hè rồi quét dọc theo lề đường, cẩn thận gom tất cả đám cát, bao ny-lông, mẩu thuốc lá, ly giấy, lá khô và đủ thứ rác rưởi của xã hội văn minh vào thùng, đậy nắp cận thận, đặt ngay ngắn xuống lòng đường, để ngày mai xe rác của thành phố lấy đi. Hình như ông là người duy nhất ở khu phố này cầm chổi quét lòng đường và vỉa hè. Thói thường đều cho rằng chuyện đường phố sạch dơ để thành phố lo. Hơi đâu “bao đồng” chuyện nhà nước? Thế nhưng cứ mỗi lần qua khu Japan Town, ông lại cảm phục người Nhật về tinh thần tự trọng và yêu mến thành phố của họ Tiếp tục đọc

KỶ NIỆM NGÀY THỐNG NHẤT NƯỚC ĐỨC 03.10.2014

                                 25 NĂM DẸP BỎ TƯỜNG NGĂN CÁCH  ĐÔNG TÂY ĐỨC QUỐC 1989-2014

b4Thời gian trôi qua lịch sử và đời sống con người cũng đổi thay theo dòng đời, nhớ lại hai mươi năm trước đứng dưới bức tường dài và rào cản kiên cố chia đôi Berlin, không ai có thể tưởng tượng nổi nó sụp đổ sau một đêm. Nhờ vào hàng triệu cánh tay đưa lên tạo thành trận bão dân chủ quét đi chủ nghiã chuyên chính vô sản, chấm dứt chiến tranh lạnh. Các quốc gia Đông Âu thoát khỏi địa ngục hơn 40 năm dài dưới búa liềm, kềm kẹp… từ đó có đời sống mới với tự do và nhân quyền. Tiếp tục đọc

MỘT NGÀY HY VỌNG

P1090219Chương trình đi hành hương chúng tôi đã sắp xếp trước 6 tháng, đến Roma ở nhà khách Phát Diệm, nhờ Linh mục G.Trần Đức Anh OP trưởng ban Việt ngữ đài Vatican lo Ticket để vào tham dự buổi tiếp kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô vào sáng thứ Tư hàng tuần, may mắn nếu chúng tôi đến Roma trước một tuần thì không có buổi tiếp kiến nầy. Bởi vì sau hai tháng nghỉ hè, sáng thứ tư ngày 04.9.2013 Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu trở lại với các buổi tiếp kiến. Thời tiết ở Roma nắng 30 độ C, mỗi ngày chúng tôi thức dậy sớm dự thánh lễ tại nhà Nguyện của nhà khách Phát Diệm. Sáng thứ Tư được các Souer cho ăn điểm tâm sớm hơn để nhóm chúng tôi đến Vatican tìm chỗ tốt có thể gần nơi Đức Thánh Cha đi qua. Tiếp tục đọc

SÀI GÒN CHUYỆN XƯA TÍCH CŨ phần III

Cho-Ben-ThanhSÀI GÒN III với người Mỹ

Sau khi bàn về tiếng Tàu, tiếng Pháp, chúng ta chuyển sang tiếng Anh và bước vào một nền văn hóa đã có những ảnh hưởng “tốt” cũng như “xấu” vào đời sống của người Việt trong khoảng 30 năm chiến tranh vừa qua. Có người gọi cuộc chiến vừa qua là “nội chiến” giữa hai miền Nam-Bắc nhưng, theo báo chí phương Tây, đó là “cuộc chiến tranh Việt Nam” hay nói một cách khác là “cuộc đối đầu giữa hai phe”, một bên là Tự do gồm Việt Nam Cộng hòa, Hoa Kỳ và 5 nước Đồng minh (gồm Australia, New Zealand, Đại Hàn, Thái Lan và Philipin) và một bên là Cộng Sản gồm Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, Liên Xô và Trung Quốc.

Tinh thần của bài viết này không bàn đến việc “đúng” hay “sai” của cuộc chiến mà chỉ xoáy quanh những ảnh hưởng của nền văn hóa Mỹ đối với ngôn ngữ Việt trong suốt 30 năm chiến tranh. Nước Mỹ còn được gọi là Hoa Kỳ hay Huê Kỳ (cờ hoa). Danh xưng này đã xuất hiện trong văn chương Việt Nam từ cuối thế kỷ thứ 19 qua thuật ngữ “đèn Hoa Kỳ”. Vũ Trọng Phụng trong Vỡ đê, xuất bản năm 1936, có đoạn viết: “…Dung tìm bao diêm ở ô kéo, đốt một cây đèn hoa kỳ lên, tắt phụt ngọn lửa ở đèn dầu xăng. Nhìn ra sân, thấy trời tối om, Dung bèn bỏ bao diêm vào túi…”. Tiếp tục đọc

SÀI GÒN CHUYỆN XƯA TÍCH CŨ phần II

saigon_tramway_1897SÀI GÒN II  với người Pháp

Sang đến thời kỳ “một trăm năm đô hộ giặc Tây” Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng đã trở thành thuộc địa của Pháp. Cũng vì thế, tiếng Pháp đã có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn hóa, xã hội của người Việt. Tiếng Pháp được sử dụng trong các văn bản, giấy tờ của Chính phủ Bảo hộ và trong giảng dạy ở nhà trường, bên cạnh đó là các loại sách báo thâm nhập đời sống thường ngày của người dân.

Chữ Quốc ngữ, vốn được tạo ra bởi một số nhà truyền giáo Tây phương, đặc biệt là linh mục Alexandre de Rhodes (tác giả cuốn Từ điển Việt-Bồ-La năm 1651), với mục đích dùng ký tự Latinh làm nền tảng cho tiếng Việt. “Latinh hóa” chữ Việt ngày càng được phổ biến để trở thành Quốc ngữ, chịu ảnh hưởng bởi những thuật ngữ, từ ngữ mới của ngôn ngữ Tây phương, chủ yếu là từ tiếng Pháp. Tiếp tục đọc

SÀI GÒN CHUYỆN XƯA TÍCH CŨ

SÀI GÒN I với người Hoa

19682020goc20hienvuongSau 1975 Sài Gòn bị đổi tên, nhưng điạ danh Sài Gòn đã in sâu trong tâm hồn người dân miền Nam luôn yêu quý, và Sài Gòn không bao giờ bị lãng quên. Ông Vương Hồng Sển (1902-1996), là một nhà văn, học giả, nhà sưu tập đồ cổ nổi tiếng. Ông viết nhiều tác phẩm biên khảo giá trị đóng góp rất lớn vào kho tàng văn học nước nhà. Tác phẩm viết về SÀI GÒN:

-SÀI GÒN NĂM XƯA ( tập I,II 1960 III 1992).

-TẠP PIN LÙ. Tiểu sử Vương Hồng Sển (1)  và đọc 2 tác phẩm cuối bài (2) (3)

Những tác phẩm viết về Sài Gòn, gợi cho chúng ta nhớ Sài Gòn một thời vang bóng đã trải qua nhiều  biến cố lịch sử. Mỗi lần nghe nhạc phẩm „Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt“ „Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên“ làm rung động con tim người viễn xứ luôn hướng về quê hương yêu dấu.

Hoamunich post những bài về SÀI GÒN thường được độc giả trong và ngoài nước đọc rất nhiều, anh Nguyễn Quý Định Hawaii chuyển bài “Ngôn Ngữ Sài Gòn“ của Nguyễn Ngọc Chính. Vì bài dài nội dung trải qua ba thời kỳ. Người Hoa, Người Pháp, Người Mỹ. Hoamunich xin mạn phép lấy tựa là „SÀI GÒN CHUYỆN XƯA TÍCH CŨ:  I, II và III“ và có thêm vài tấm hình và nhạc trên youtube để độc giả thưởng thức.

http://www.youtube.com/watch?v=CzopyckdmnA

Tiếp tục đọc