Archive | Tháng Mười Hai 2013

THANH VÀ TỤC TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG

Xh 2 Ngồi buồn nhớ chị Xuân Hương

Hồn thơ còn hãy như nhường trêu ai..

(Giấc mộng con của Tản Đà)

Từ thời dựng nước dân tộc Việt Nam luôn luôn có truyền thống chiến đấu chống ngoaị xâm dành độc lập bảo vệ quê hương, trong quá trình đó người phụ nữ cũng đã đóng góp rất đáng kể, tiêu biểu là cuộc khởi nghiã của Hai Bà Trưng (40-30 trước CN) và Bà Triệu (năm 248) với những chiến tích oai hùng trong lịch sử Việt Nam. Những thế hệ kế tiếp các bậc nữ lưu cũng giúp việc nước, lo việc nhà và đã đóng góp cho lâu đài văn hóa dân tộc như các các nhà thơ nổi tiếng: Đoàn Thị Điểm dịch giả Chinh Phụ Ngâm khúc của Đặng Trần Côn, Ngọc Hân công chúa với Ai Tư vãn. Lưu thị Hiền (bà Phủ Ba) Ngô Chi Lan Ỷ Lan Phu nhân, Huyện Thanh Quan, Sương Nguyệt Ánh…, trong đó nữ sĩ Hồ Xuân Hương ở thế kỷ thứ 18 nổi tiếng là Bà Chúa Thơ Nôm [1] Tiếp tục đọc

TRẬN HOÀNG SA 19.1.1974

dobodaoquanghoaTRẬN HOÀNG SA (19-1-1974)

TRONG CHIẾN TRANH LẠNH TOÀN  CẦU

1.-  CHIẾN TRANH LẠNH

Chiến tranh lạnh bắt đầu từ năm 1946, sau thế chiến thứ hai (1939-1945), là tình trạng tranh chấp căng thẳng, gay cấn và quyết liệt giữa hai khối tư bản và cộng sản (CS).  Nói trắng ra, đây là cuộc tranh chấp giữa hai tập đoàn quyền lợi tư bản và CS.  Hai tập đoàn quyền lợi nầy đối chọi nhau về tất cả các mặt, nhưng hai bên không trực tiếp đánh nhau vì các cường quốc đứng đầu hai khối cùng thủ đắc võ khí nguyên tử, sợ chiến tranh nguyên tử xảy ra, thì cả hai bên đều thiệt hại nặng nề.  Tiếp tục đọc

BIẾT ƠN LENIN

lenin  Bình luận về sự kiện dân Ukraina giật sập tượng Lenin một vị giáo sư sử học ở Việt Nam – Ts Vũ Minh Giang, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng đó là một hành động “vô Văn hoá”. Còn chuyện phá bỏ tượng nhà văn hoá Trương Vĩnh Ký ở sau nhà thờ Đức bà, Sài Gòn  sau 1975 thì sao?

Học giả Trương Vĩnh Ký là một nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học,và khảo cứu văn hóa tiêu biểu của Việt Nam. Ông có tri thức uyên bác, am tường và có cống hiến lớn trên nhiều lĩnh vực văn hóa cổ kim Đông Tây, nên được tấn phong Giáo sư Viện sĩ Pháp, được ghi tên trong Bách khoa Tự điển Larousse, và đứng vào vị trí “toàn cầu bác học thập bát quân tử” tức là một trong 18 nhà bác học hàng đầu thế giới thế kỷ 19. Ngoài ra, vì biết và sử dụng thông thạo 27 ngoại ngữ, nên ông trở thành nhà bác học biết nhiều thứ tiếng nhất ở Việt Nam, và đứng vào hàng những người biết nhiều ngoại ngữ bậc nhất trên thế giới. Tiếp tục đọc

ĐIỆP VIÊN PHẠM XUÂN ẨN

anCuộc Sống Hai Mặt của Ký Giả Điệp Viên Phạm Xuân Ẩn

Nhiều sử liệu được giải mật sau 1975 chứng minh chế độ VNCH sụp đổ vì lý do khiếm khuyết về tình báo hơn là vì yếu kém về mặt quân sự. Cuộc chiến giữa Nam và Bắc VN, đúng vậy, là một sự tranh chấp ý thức hệ, nặng về tâm lý, yếu tố ủng hộ của nhân dân vì thế đóng vai trò quyết định. Hiệp ước Genève ký chưa ráo mực thì CS Bắc Việt đẩy mạnh tuyên truyền và sự xâm nhập tình báo dưới vĩ tuyến 17 (miền Nam Việt Nam) trong mọi lãnh vực: quân đội, báo chí, quốc hội, học đường, nông thôn…, Tiếp tục đọc

CHƯƠNG TRÌNH VIỆT NGỮ BBC và VOA

p01mlxgtSau 30-4-1975 tại VN tin tức báo chí quốc tế bị giới hạn, chỉ có báo, đài của nhà cầm quyền CSVN độc quyền phổ biến, trong trại tập trung tù nhân phải nghe những bài xuyên tạc, chửi bới VNCH của cán bộ Quản giáo. Sau 3 năm tôi ở trại tập trung được thả về, trong nhà còn cái Radio Sony là phương tiện cần thiết nên mẹ tôi chưa bán để mua gạo. Nhờ vậy tôi lén nghe tin tức từ BBC, VOA loan tin người Việt chán ghét nhà cầm quyển CSVN đi đường bộ vượt rừng hay vượt biển tìm tự do được các tàu hàng hải cứu vớt đưa đến các trại tỵ nạn ở Đông Nam Á Tiếp tục đọc

TƯỞNG NIỆM NELSON MANDELA

image Nam Phi thuộc về tất cả những ai sống tại đó, dù Trắng hay Đen”…

Nelson Mandela (1918-2013) là người hùng của thời đại đã qua đời lúc 20 giờ 50 ngày 05.12.2013 thọ 95 tuổi. Trước khi trở thành tổng thống, Nelson Mandela là nhà hoạt động đấu tranh chống chủ nghĩa Apartheid. (chủ nghĩa phân biệt chủng tộc), và là người đứng đầu phái vũ trang của African National Congress (ANC). Năm 1962 ông bị bắt giữ vì tội phá hoại chính trị với án tù chung thân.

Năm 1990 ANC vẫn bị đặt ngoài vòng pháp luật, Nelson Mandela còn ở trong tù. Nhiều lãnh đạo quốc gia, đại diện các tổ chức quốc tế kêu gọi Nam Phi bãi bỏ chính sách kỳ thị, trả tự do cho Nelson Mandela. Quốc hội Hoa Kỳ ban hành đạo luật trừng phạt kinh tế đối với Nam Phi. Công ty lớn của nhiều quốc gia rút đầu tư khỏi Nam Phi để tạo sức ép. Tiếp tục đọc

THỦ ĐỨC MỘT THỜI KHÓ QUÊN

DUONG cho nhoTrước năm 1975, diện tích quận Thủ Đức khoảng 200 km² với những cánh đồng lúa vàng trĩu hạt, những khu vườn cây ăn trái xum xuê, vườn cao su xanh ngắt và những nhà máy kỹ nghệ lớn nhất thời VNCH như: nhà máy Xi Măng Hà Tiên, nhà máy dệt VIMYTEX, nhà máy làm sửa hộp Foremost, nhà máy nước Đồng Nai, nhà máy nhiệt điện Thủ Đức, nhà máy kim khi VIKIMCO, nhà máy sản xuất tôle VINATON vv…ngoài ra có suối Xuân Trường, những khu nghỉ mát, hồ bơi lớn theo tiêu chuẩn quốc tế… Đầu thập niên 70 Thủ Đức lại có thêm một trung tâm giải trí lớn nữa là khu Đường Sơn Quán bên xa lộ Đại Hàn với sân trượt (patin) nổi tiếng và thu hút rất đông giới trẻ Sài Gòn vào mổi cuối tuần. Tiếp tục đọc

NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA T.T. DIỆM

untitled_8Bà Nhu và Những Ngày Cuối Cùng của Đệ I Cộng Hòa. Bài viết tiết lộ thêm nhiều bí mật trong gia đình họ Ngô và phản ứng của các nhà lảnh đạo Hoa kỳ về cuộc đảo chánh 1.11.1963.

1- Bà Nhu đã nói chuyện với chồng bà, ông Ngô Đình Nhu, bào đệ của Tổng Thống miền Nam Việt Nam Ngô Đình Diệm, lần cuối cùng vào ngày 27 Tháng Mười năm 1963. Từ khi bà ra khỏi nước, cứ cách vài ngày họ lại nói chuyện với nhau, lúc đầu ở Âu Châu và rồi ở Hoa Kỳ. Đó là một cuộc hành trình dài. Bà Nhu và cô con gái Lệ Thủy, 18 tuổi, đã rời Sài Gòn sáu tuần trước đó, và nay là lúc để trở về. Họ dự định bay từ California về Việt Nam với sự qúa cảnh ở Nhật Bản. Ông Nhu sẽ gặp họ ở Nhật rồi tháp tùng cùng họ chặng đường còn lại, và Bà Nhu đang cố gắng xác định lại cái lộ trình qua một cuộc điện đàm đường dài nối bà từ San Francisco về Sài Gòn. Tiếp tục đọc