CẦN NÓI VÀ VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ

Trông Người mà nghĩ về dân tộc mình

Chuyện chỉ có ở nước Pháp: trên 5000 người, từ 10 tuổi tới gần 100 tuổi đã dự một cuộc thi viết chính tả (dictée) ngoài trời, trên đại lộ chính của thành phố Paris, Champs-Elysées. Thi viết chính tả là một trò chơi văn hoá khởi đầu cho những hội hè ngoài trời hàng năm, khi nắng ấm trở lại

Những cuộc thi viết chính tả bao giờ cũng được đáp ứng rầm rộ. Đó là cơ hội để người Pháp chứng tỏ họ còn trân trọng với chữ nghĩa, thiết tha với ngôn ngữ. Thi viết chính tả là một cách khuyến khích sống chung, chia sẻ và hội nhập với xã hội, cũng như những ngày ‘’hội hàng xóm’’ được tổ chức mỗi năm trong các thành phố. Trong vài giờ, không phân biệt giai cấp, thành phần xã hội, từ những nhà văn, nghệ sĩ nổi tiếng tới những người bình dân vô danh, người ta ngồi lại bên nhau để bày tỏ tình yêu đối với một gia sản chung là ngôn ngữ, đóng góp vào việc bảo tồn văn hoá.

Ngôn ngữ là một cá tính, một chìa khóa, của một dân tộc, một cái gạch nối, một cây cầu giữa các công dân. Ngôn ngữ bị phá hoại, đe doạ, cái sợi dây vô hình ấy rạn nứt, xã hội rã rời như Phạm Quỳnh viết ”Tiếng ta còn, nước ta còn”.Tiếng ta bệ rạc, dân ta bệ rạc, nước ta bệ rạc. Hy vọng ở Việt Nam một ngày nào đó, cũng tổ chức những cuộc thi viết chính tả lớn, ngoài trời, trong một thời đại chữ nghĩa bị hành hạ hàng ngày trên báo chí, thời đại ngôn ngữ đảo lộn nói và  viết sai chính tả rất trầm trọng.

Việc đó không khó, không tốn kém gì, chỉ cần đôi chút ý thức, đôi chút quan tâm tới tương lai đất nước. Một cách giải trí, ý nghĩa hơn nhậu nhẹt, xếp hàng làm shopping, hay ‘’đi bão’’ sau một trận đá banh. Những người có tránh nhiệm của ngành Giáo Dục phải làm cái công việc thực tế, không giáo điều, thành tích mà phải cứu nguy ngôn ngữ văn hoá nước nhà. Nhìn lại mấy chục năm qua chương trình giáo dục của VN bị băng hoại mất phương hướng.

“Từ Điển Chính Tả tiếng Việt”, do Phó giáo sư Tiến sĩ Hà Quang Năng chủ biên, Thạc sĩ Hà Thị Quế Hương, Nhà xuất bản Đại Học quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2017, nhưng hai nhà biên soạn đã viết sai nhiều từ ngữ rất thông dụng! Xin đơn cử một vài thí dụ:

1. Bàn hoàn thay vì 𝒃𝒂̀𝒏𝒈 𝒉𝒐𝒂̀𝒏𝒈.

2. Con chai thay vì 𝒄𝒐𝒏 𝒕𝒓𝒂𝒊 (nghêu sò).

3. Chầy chật thay vì 𝒕𝒓𝒂̂̀𝒚 𝒕𝒓𝒂̣̂𝒕.

4. Chéo ngoe thay vì 𝒕𝒓𝒆́𝒐 𝒏𝒈𝒐𝒆.

5. Xuôi chiều mát mái thay vì 𝒙𝒖𝒐̂𝒊 𝒄𝒉𝒆̀𝒐 𝒎𝒂́𝒕 𝒎𝒂́𝒊.

6. Xung công thay vì 𝒔𝒖𝒏𝒈 𝒄𝒐̂𝒏𝒈.

7. Dày trông mai đợi thay vì 𝒓𝒂̀𝒚 𝒕𝒓𝒐̂𝒏𝒈 𝒎𝒂𝒊 đ𝒐̛̣𝒊.

8. Dẫy dụa, dẫy nẩy thay vì 𝒈𝒊𝒂̂̃𝒚 𝒈𝒊𝒖̣𝒂, 𝒈𝒊𝒂̂̃𝒚 𝒏𝒂̂̉𝒚.

9. Dở trò thay vì 𝒈𝒊𝒐̛̉ 𝒕𝒓𝒐̀.

10. Dục dịch thay vì 𝒓𝒖̣𝒄 𝒓𝒊̣𝒄𝒉.

11. Ma chơi thay vì 𝒎𝒂 𝒕𝒓𝒐̛𝒊.

12, Reo rắc thay vì 𝒈𝒊𝒆𝒐 𝒓𝒂̆́𝒄.

13. Trứng quốc = 𝒕𝒓𝒖̛́𝒏𝒈 𝒄𝒐𝒏 𝒄𝒉𝒊𝒎 𝒄𝒖𝒐̂́𝒄?

14. Trừu mến thay vì 𝒕𝒓𝒊̀𝒖 𝒎𝒆̂́𝒏.

15. Táng gia bại sản thay vì 𝒕𝒂́𝒏 𝒈𝒊𝒂 𝒃𝒂̣𝒊 𝒔𝒂̉𝒏.

16. Xa trường thay vì 𝒔𝒂 𝒕𝒓𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈.

17. Xét sử thay vì 𝒙𝒆́𝒕 𝒙𝒖̛̉.

18. Xỉ mắng thay vì 𝒔𝒊̉ 𝒎𝒂̆́𝒏𝒈.

19. Xít xoa thay vì 𝒙𝒖𝒚́𝒕 𝒙𝒐𝒂.

20. Xừng xộ thay vì 𝒔𝒖̛̀𝒏𝒈 𝒔𝒐̣̂.

Không chỉ ông bộ trưởng Giáo dục nói ngọng, viết sai; mà cả các cơ quan công quyền, báo chí nhà nước cũng sai nhan nhản mà chúng ta có thể thấy hàng ngày. Xin đưa ra vài thí dụ với hình ảnh chứng minh như sau:

“Hình ảnh về hoạt động ‘sảm’ xuất nông nghiệp … Thành tích Huân ‘Truơng’ Độc Lập, Huân ‘Trương’ Lao Động.” (Trong phòng triển lãm thành tựu của Bộ Nông Nghiệp)

“Lao động tích cực, làm theo ‘gơng’ đạo đức bác Hồ” (Bảng lớn (billboard) trong thành phố)

“Lịch tiếp dân – ‘Sử’ lý vi phạm” (Tại văn phòng cơ quan hành chánh)

“Cấm đổ ‘giác’” (Bảng cắm ở góc đường)

“Thùng ‘giác’ (Trong sách giáo khoa cấp 1”

“Đường ‘ghồ” ghề, các phương tiện giảm tốc độ” (Bảng báo về lưu thông công lộ)

“Nóng ‘nòng’ chờ hỗ trợ” (Bản tin trên nhật báo của đảng)

“Dù ai đi ngược về xuôi; nhớ ngày ‘dỗ’ Tổ ‘mùng’ mười tháng ba!” (Sách giáo khoa)

“Tủ đựng ‘rụng’ cụ đặc biệt” (Trong một bệnh viện)

Một điều lạ là người Bắc có thể phát âm đúng cả hai nguyên âm “l” và “n”; nhưng họ lại phát âm trái chiều “l” thành “n” và “n” thành “l”? Ví dụ: Lo lắng thành ‘no nắng’ và ngược lại ‘nông nỗi’ thành ‘lông lỗi’!

2 thoughts on “CẦN NÓI VÀ VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ

    • Cám ơn Thạch và Linh ghé thăm vườn Hoamunich của chú. Chú thím khoẻ nhưng dạo rày it viết vì tuổi không còn trẻ nửa! Ba Định cháu biệt tích “giang hồ” ông lên núi tu tiên rồi chăng? nhiều anh em tìm không ra ông bạn già Châu Ô cho chú biết vậy. BaoLộc có cho chú số phone chú gọi ba cháu không được ! Chúc gia đình các cháu khoẻ hạnh phúc có nhiều thì giờ đi chơi nhé.

Bình luận về bài viết này