Archive | 28. Tháng Tư 2017

TÊN ĐƯỜNG SÀIGÒN THÂN YÊU

Nói về Sài Gòn chúng ta không thể quên những kỷ niệm cũ êm đềm đã đi vào trong ký ức. Giới truyền thông cũng như người dân miền Nam thường hãnh diện Sài Gòn là hòn ngọc viễn Đông. Thơ, nhạc cũng ca tụng về Sài Gòn nhiều vô số, dù 42 năm Sài Gòn bị đổi tên, nhưng Sài Gòn không bao giờ bị xoá mờ trong lòng người …

Nam Kỳ khởi Nghiã, tiêu Công lý

Đồng Khởi vùng lên, mất Tự Do

Người dân miền Nam mong ước nhà cầm quyền hãy trả tên Sài Gòn mà lịch sử đã có hơn 300 năm trước. Những con đường xưa in dấu kỷ niệm của từng bước chân người Sài Gòn, mang tên những anh hùng có công dựng nước đánh đuổi ngoại xâm, là giá trị lịch sử kiêu hùng của một dân tộc. Thành phố bị đổi tên, đường cũng bị đổi tên, con đường cũ nhưng tên mới xa lạ, người đó là ai? có công gì với đất nước? Nhiều tài liệu đã dẫn chứng nhân vật Lê Văn Tám không có thật nhưng được mang tên cho một công viên… “Trong một cuộc họp báo vào tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội, ông Phan Huy Lê nói: Tôi còn một món nợ với anh Trần Huy Liệu mà đến nay chưa trả được. Ðó là lúc anh Liệu làm bộ trưởng Bộ Tuyên truyền (sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Trần Huy Liệu làm Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền và Cổ động), anh Trần Huy Liệu viết về nhân vật Lê Văn Tám, một thiếu nhi hy sinh khi đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè.[..] Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê Văn Tám, anh Liệu có nói với tôi rằng: “Bây giờ vì nhiệm vụ tuyên truyền nên tôi viết tài liệu này, sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa “ Tiếp tục đọc