CẢNH SÁT QUỐC GIA VNCH

aSJQADưới thời Pháp – Nhật đô hộ Việt Nam, họ đã dùng bộ máy an ninh, Phòng Nhì (Deuxième Bureau de l’État-major général, Deuxième Bureau) là cơ quan tình báo quốc phòng của Pháp ở Việt Nam, Sở Liêm Phóng Đông Dương hay Sở Mật Thám Đông Dương (Sûreté général indochinoise) là một cơ quan tình báo, mật thám và an ninh của chính quyền Liên Bang Đông Dương, hoạt động từ năm 1917 đến hết thời  Pháp thuộc. Hiến Binh Nhật (憲兵隊) là đội quân cảnh của Nhật hoạt động từ 1881-1945. Lực lượng giống Công an của thực dân Pháp có nguồn gốc từ „Gendarmerie“ có nghĩa là “người được vũ trang”. Đây là một lực lượng quân sự hay bán quân sự, có nhiệm vụ như cảnh sát thi hành công vụ. Những cơ quan trên cai trị ở Việt Nam không tôn trọng luật pháp thường lộng hành bắt người, đánh đập:

Hà Nam danh giá nhất ông cò

Trông thấy ai ai chẳng dám ho

                   Trần Tú Xương

Bởi lý do trên người dân có thành kiến với Cảnh sát giống như hiện nay dưới chế độ CSVN. Cảnh sát, Công an thi hành nhiệm vụ lập lại cách hành xử tàn bạo, bất công như thời Tây. Dùng quyền lực, thủ đoạn và vũ khí áp chế, hà hiếp dân lành, tiêu diệt những những cá nhân hay tổ chức bất đồng chính kiến dám lên tiếng cho công lý, Công an tiếp tay với bọn côn đồ đàn áp và tước đọat những quyền lợi căn bản của con người. Đời sống đạo đức xã hội suy đồi, người dân thấp cổ bé miệng chịu thiệt thòi trong mọi lãnh vực, cán bộ lớn, nhỏ đều lợi dụng quyền lực tham nhũng hối lộ để ăn trên ngồi trước, công lý và tình người bị lãng quên.

130709094424_corruption_fields_624x351_bbc_nocreditTin BBC London ngày 9.7.2013  công báo bản tổng kết  hệ thống Cảnh sát, Công an CSVN ăn hối lộ số 1 tại Việt Nam

http://bbc.in/14ZNKQQ.

Trên thế giới mỗi quốc gia đều có Cảnh sát bảo vệ luật pháp, trật tự anh ninh xã hội. Tại miền Nam Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975, từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa, ngày 24.10.1956 Ngô Ðình Diệm thay cựu Hoàng Bảo Ðại trong chức vụ Quốc Trưởng, rồi được bầu làm T.Thống, ký sắc lệnh chia Nha Cảnh Sát và Công An Trung phần ra làm 2: Nha Cao nguyên và Nha Trung nguyên. Tại Tổng Nha có Sở Trung Ương Tình báo, phòng Tư pháp, phòng Hành chánh, phòng Ngoại kiều, phòng Nhân viên và phòng Kế toán giữ vai trò quan trọng và hoạt động phối hợp chặt chẽ với Quân Đội VNCH (chuyển đổi từ thực dân sang chế độ VNCH vì thiếu nhân sự phải lưu dụng nhân viên của thời Pháp thuộc, nên không tránh được những khuyết điểm của một thời!).

Ngày 06.6.1960, bắt đầu làm thẻ căn cước bọc nhựa cho dân chúng, thời kỳ này ngành Cảnh Sát Công An (CSCA) có các trung tâm:

-Trung tâm huấn luyện Trung cấp, thuộc Tổng Nha.
-Trung tâm huấn luyện Sơ cấp tại  Rạch Dừa Vũng Tàu.
-Trung tâm huấn luyện Tam Hiệp (Biên Hòa).

Ngày 13.11.1961 trong ngành CSCA có thêm cơ quan Phủ Ðặc Ủy Trung Ương Tình báo. Ngày 27.6.1962 ngành CS và CA  hợp nhất và cải tổ thành Cảnh Sát Quốc Gia (CSQG). Ở Tỉnh không còn Ty Công An và Ty Cảnh Sát; chỉ có một Ty CSQG. Hành chánh, lương bổng, tiếp liệu, chuyên môn… trực thuộc Tổng Nha. Tổng Nha CSQG gồm nhiều Sở, nằm trong 3 khối chính: khối CS Ðặc Biệt, khối Tư pháp và khối Hành chánh. Mỗi khối do một phụ tá Tổng giám đốc điều khiển. Cũng trong dịp cải tổ này, một số Phòng được nâng lên thành Sở và Ban được nâng lên thành Phòng:
Khối CS Ðặc Biệt: chuyên về tình báo và phản tình báo, để ngăn ngừa và đối phó với những hoạt động xâm nhập và phá hoại của cộng sản kể cả lo việc huấn luyện chuyên môn cho nhân viên như: tình báo căn bản, tình báo và phản tình báo cao cấp, Cán Bộ Điều Khiển, Cán Bộ Sưu (Truy) Tầm v.v…

Khối Tư Pháp: Cấp phát căn cước, Tổng văn khố, Giảo nghiệm, CS Hành chánh, điều tra Tư pháp và Ngoại kiều.
Khối Hành Chánh: Nhân viên, Kế toán, Tiếp liệu, Truyền tin, Nội dịch và Huấn luyện.

-Ngày 2.7.1963 bảy (7) Nha CSQG được tổ chức lại: Nha Trung Phần (Huế), Nha Trung nguyên Trung phần (Nha Trang), Nha Cao nguyên (Ðà Lạt và Ban Mê Thuộc), Nha Miền Ðông Nam Phần (Biên Hòa), Nha Tiền Giang (Mỹ Tho), Nha Hậu Giang (Cần Thơ) và Nha Ðô Thành Sài Gòn.

-Năm 1964 ngành Hiến Binh giải tán, một phần nhân viên được chuyển qua CSQG, Cảnh Sát Hương Thôn, Cảnh Sát Thị Xã (ngoại ngạch) cũng được chuyển ngạch sang.

-Ngày 27.1.1965, qui định việc thành lập đoàn Cảnh Sát Dã Chiến (CSDC) tại Tổng Nha.

-Ngày 17.7.1965 có thêm Khối Yểm Trợ, gồm có Cảnh Sát Dã Chiến và Giang Cảnh. Trung tâm huấn luyện CS Dã Chiến được thành lập tại Ðà Lạt. CSDC là thành viên chính yếu trong chiến dịch Phượng Hoàng. CSDC phối trí hoạt động từ thành thị cho tới nông thôn có hai biệt đoàn:

– Biệt Ðoàn 5 CSDC có 12 đại đội tác chiến, được phối trí hoạt động trong khắp các quận của đô thành Sài Gòn và tỉnh Gia Ðịnh.

– Biệt Ðoàn 222 CSDC là biệt đoàn tổng trừ bị của Bộ Tư Lệnh CSQG, sẵn sàng tăng cường yểm trợ hoạt động cho tất cả các Bộ Chỉ Huy CSQG trên 4 vùng chiến thuật.

Từ năm 1969 trở về sau, do nhu cầu yểm trợ chiến dịch Phượng Hoàng, CSDC ở các tỉnh trên toàn quốc được thành lập. Mỗi tỉnh và thị xã biệt lập có một đại đội CSDC. Các trung đội được đưa xuống hoạt động ở khắp các quận hành chánh của tỉnh. Mỗi quận được bố trí một trung đội CSDC, vai trò của sĩ quan trung đội trưởng, không những am tường về luật pháp mà còn phải biết chỉ huy như một sĩ quan bộ binh.

Tại Sài Gòn còn có đội Cảnh sát bài trừ du đảng, tệ đoan xã hội, từng bắt các tên trùm du đảng khét tiếng như: Đại Cathay, Điền Khắc Kim… bảo vệ đời sống an bình cho người dân. Ngược lại sau 1975  một tướng Công An “chống lưng” cho ông trùm xả hội đen Năm Cam! vụ án Năm Cam nổi tiếng nhiều người có quyền bị liên lụy.

Thành lập Học Viện CSQG

50Học Viện CSQG thành lập ngày 12.3.1966 tuyển dụng sĩ quan đào tạo những khóa Biên Tập Viên (Tú Tài II) và Thẩm Sát Viên (Tú Tài I) và phải qua một kỳ thi tuyển. Thời gian học tại Học Viện là 1 năm. Khóa 1 Sĩ quan CSQG khai giảng tháng 3.1966 tại trại Lê văn Duyệt, trong khu Biệt Khu Thủ Ðô Sài Gòn. Viện Trưởng đầu tiên là quận trưởng Cảnh sát Ðàm Trung Mộc (mất ngày 28.12.1982, tại “trại tù cải tạo” Hà Sơn Bình). Trước khi trút hơi thở cuối cùng trong trại tù cải tạo, ông không bỏ chạy: “Tôi trót sinh ra là người Việt Nam, sống trên đất nước Việt Nam và ước nguyện được chết trên quê hương Việt Nam. Trước sau, tôi không bao giờ tìm đường thoát thân ra nước ngoài”. Là một Sĩ quann CSQG bậc thầy được Sĩ quan đàn em kính yêu.

Năm 1969 Học Viện CSQG dời về Thủ Ðức (trên đồi Tăng Nhơn Phú). Đến năm 1972 Học Viện đào tạo khóa 6 BTV (Biên Tập Viên) và khóa 6 TSV (Thẩm Sát Viên).

Sau khoá 4/72 tuyển Sĩ quan CSQG từ 4 vùng chiến thuật có Tú Tài II trở lên phải thi qua các trung tâm: Đà Nẵng, Nha Trang và Học Viện CSQG ở Thủ Đức. Thí sinh dự thi trên 3 hay 4000 người, nhưng chỉ nhận 400 hay 250 người (khóa 8 nhận ½ tân tuyển và ½ đặc biệt là nhân viên cảnh sát cơ hữu) phải đầy đủ sức khỏe và cao từ 1m65. (bài thi trên giấy có cắt phách, qua các đề thi về Sử, văn chương có tính cách lý luận về đạo đức cũng như luật pháp

KHÓA 8 SĨ QUAN CSQG (1973): tân tuyển 240 người và 220 là cựu nhân viên trong ngành

1-Thành Phần Tân Tuyển: Điều kiện để được nộp đơn dự thi là phải có bằng Tú Tài II, bất cứ Ban nào, kể cả Nông Lâm Súc.

2 Đề Thi:

– Bài Văn Nghị Luận: “ Tự do ví như dòng nước rất cần cho đời sống, song nếu không có bờ thì sẽ tràn lan nguy hại “

– Bài Luận Sử Địa: “ Chính sách bế quan tỏa cảng của thời Gia Long – Minh Mạng dẫn đến hậu quả gì, tác hại ra sao? “

– Bài Dịch Ra Tiếng Việt (tùy thí sinh chọn ): – từ tiếng Anh: bài “ Sun on the Sea “ – từ tiếng Pháp: bài “ Lever de Soleil sur la plage “ – từ tiếng Đức : bài “ Sonnenaufgang am Strand “.

3- Tổng số thí sinh dự thi: Khoảng 8000 người (Vùng I:1500. Vùng II: 1500. Vùng III: 3000. Vùng IV: 2500)

4- Ngày nhập học: 13 tháng 7 năm 1973

5- Ngày mãn khóa: 16 tháng 8 năm 1974

6- Tổng số SVSQ tốt nghiệp: 451người, theo Nghị Định số: 28/BTL/NV/ ND ngày 27.7.1974

7- SVSQ Thủ Khoa: Ngô Kim Be, Cử Nhân Luật. SVSQ Á Khoa: Đinh Nghĩa Hiệp cử nhân văn khoa .

Về lý lịch điều tra rất cẩn thận, tránh trường hợp như Nguyễn Minh Triết khóa I. HVCS, bị phát hiện thân cộng, ông trốn vào bưng hoạt động cho Cộng sản và trở thành Chủ Tịch nước CSVN.(ông Trương Công Cảnh cựu thiếu tá CSQG là bạn cùng khóa với ông Triết, ngày ông Triết đến California mời ông Cảnh tới dự tiệc, sau đó ông Cảnh bị Hội Đồng Hương Quảng Nam- Đà Nẵng tẩy chay phải sống cô đơn với tuổi già)!.  Thời gian dự bị Sinh viên sĩ quan phải thụ huấn tại Trung Tâm Cán Bộ Hóa Công Chức (rừng Chí Linh Vũng tàu) và T.Tâm huấn luyện CS căn bản Rạch Dừa Vũng Tàu, thời gian 3 tháng, học căn bản quân sự như: tập thao diễn cơ bản, tập bắn, tháo ráp vũ khí, điạ hình… đến T.Tâm Vạn Kiếp „bò hỏa lực“ đi đoạn đường chiến binh, rèn luyện tính can đảm…tập điều khiển giao thông…Sau đó được gắn Alpha trở về HVCS Thủ Đức học tiếp 12 tháng chuyên môn

 1/Giai đoạn I Trung Tâm Huấn luyện Rạch Dừa về quân sự:

Chiến Thuật: Tác chiến theo đội hình, Kỹ thuật vượt sông, Phục Kích, Phản phục kích, Ngụy trang,…

Địa Hình: Sử dụng địa bàn, bản đồ quân sự, di hành ngày và đêm,…

Cơ Bản Thao Diễn: Diễn hành đều bước theo đội hình, Nghi thức chào kính bằng tay hoặc có súng,…

Tiến Dưới Hỏa Lực

Vượt Đoạn Đường Chiến Binh

Vũ Khí và Tác Xạ các loại súng: súng lục, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên.

Tản thương và cứu thương

Võ Thuật (Tae Kwon Do căn bản)

2) Giai Đoạn II về  Luật và chuyên môn các ngành

Các SVSQ sẽ được huấn luyện về Luật học và các phần vụ chuyên môn của người cảnh sát, gồm có các môn:

Hình Sự Tố Tụng

Hình Luật Đặc Biệt

Dân Luật

Dân Sự Tố Tụng

Cảnh Sát Tư Pháp: Các phương pháp điều tra, lập biên bản, thẩm vấn,…

Cảnh Sát Hành Chánh: Phương pháp sưu tra hành chánh, điều tra hành chánh,…

Cảnh Sát Công Lộ (Điều hòa lưu thông)

Cảnh Sát Khoa Học: Phương pháp giảo nghiệm (lấy dấu tay, thu thập tang vật, xét nghiệm mẫu tang vật,…)

Cảnh Sát Đặc Biệt (An Ninh Tình Báo)

Căn Cước & Văn Khố

Trấn Áp Bạo Động (Dẹp biểu tình)

Kỹ Thuật Tuần Tiểu (Tuần Cảnh), Hành Quân Cảnh Sát

Lãnh Đạo Chỉ Huy, Giao tế dân sự….

Về trình độ học vấn căn bản Tú Tài II nhưng thực tế Sinh Viên Sĩ Quan tân tuyển bằng cấp cao hơn đã tốt nghiệp cử nhân luật, cao học hay các chứng chỉ Đại Học, nhưng ra trường cấp bậc Thiếu úy, giống như các trường Sĩ quan: Không quân, Hải quân, Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, tuổi trẻ làm việc hăng say đúng với tình thần Công-Minh-Liêm-Chính. Quyết tâm thề nguyện:

-Tuyệt đối trung thành với Tổ Quốc, sẵn sàng hy sinh cho Dân Tộc

-Cương quyết thi hành luật pháp Quốc Gia

-Quyết tâm bảo vệ tài sản của Đồng Bào

-Luôn nêu cao Danh Dự và Trách Nhiệm của CSQG.

-Lấy Công, Minh, Liêm, Chính làm phương châm trong mọi hoạt động.

Ngoài ra một sự thay đổi đáng kể trong ngành CSQG là từ năm 1972 Sĩ quan trẻ ra trường từ Học Viện CSQG mang cấp bậc Thiếu úy là những sĩ quan Cảnh Sát đa năng đa hiệu với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, thanh liêm có thể làm những cột trụ thi hành luật tốt đẹp hơn một tương lai nhiều hy vọng, Nhưng đau buồn ngôi nhà Việt Nam bị sụp đổ sau 30/4/1975.  Học Viện hàng năm có nhiều khóa tu nghiệp chuyên môn. Viện trưởng Đại Tá Đàm Trung Mộc về bộ tư lệnh CSQG, Trung tá Trần Minh Công có bằng cao học kinh tế thay thế (sau lên Đại tá) làm Viện trưởng, Trung Tá Phạm Công Bạch cữ nhân luật Viện phó, Thiếu tá Ngô Bá Phước, Liên Đoàn Trưởng sinh viên SQ và Thiếu tá Quách Trung Chánh Liên Đoàn Phó (đã qua đời trong trại tù cải tạo.) Học Viện CSQG huấn luyện sĩ quan tới khóa 10 và 11 chưa ra trường thì tan hàng rả đám (30.4.1975), Khóa đầu tiên và duy nhất có 50 nữ sĩ quan, người có cấp bậc cao nhất là nữ Thiếu tá Nguyễn Thanh Thủy đội trưởng tình báo „Biệt Đội Thiên Nga“ thuộc Khối Đặc Biệt. Mời độc giả đọc về ngành Đặc Biệt  http://bit.ly/108cofN

Thời Kỳ Phát Triển.

Scan-130327-0001Cuối năm 1966, Lực lượng CSQG tăng từ 22.000 người lên 72.000 người. Tổng Nha tuyển dụng thêm một số nhân viên ngoại ngạch. Năm 1969 cải tổ ngành CSQG, các Sở thuộc khối Hành Chánh được chia ra thành: khối Nhân Huấn và khối Hành Chánh. Hai khối này sắp xếp lại thành khối Huấn Luyện và khối Quản Trị.

Trong thời kỳ này, Tổng Nha thay đổi danh xưng của khối Yểm Trợ thành khối Hành Quân, thêm Nha An Ninh Cảnh Lực và Trung Tâm Bình Ðịnh và Phát Triển. Bảy (7) Nha Cảnh Sát trước đây xếp lại thành 4 Vùng Chiến Thuật và Nha Ðô Thành Sài Gòn.

Ngày 01.3.1971 thành lập Bộ Tư Lệnh CSQG thay Tổng Nha trước đây, không còn danh xưng Ty hay Chi cảnh sát mà theo hệ thống như sau:

-Bộ Tư Lệnh CSQG ở 258 đường Võ Tánh, quận Nhì có 6 khối là: Khối đặc biệt; Khối tư pháp; Khối hành quân; Khối tiếp vận; Khối huấn luyện; Khối nhân viên… và một số đơn vị biệt lập khác.

-Bộ tư lệnh CSQG chỉ huy từ trung ương tới địa phương.

-Bộ Chỉ Huy CSQG Khu I, II, III, IV và Thủ Ðô.
-Bộ Chỉ Huy CSQG Tỉnh, Thành phố biệt lập (như Ðà Nẵng, Vũng Tàu…) hay các Quận ở Thủ Ðô.
-Bộ Chỉ Huy Quận của các Tỉnh hay các Thành phố biệt lập.
-Cuộc CSQG ở Xã, Phường, thành phố.

Ngày 22.6.1971 ấn định cấp bậc, chỉ số lương, cấp hiệu nhân viên các cấp của Lực Lượng CSQG giống như QLVNCH. (chỉ số lương rất phức tạp theo các bậc như: thượng hạng, ngoại hạng, ngoại ngạch, chánh ngạch, lương công nhật…)

Ngày 01.3.1972 chuyển cấp bậc Biên Tập Viên CSQG mang cấp Đại úy, Thảm Sát Viên nang Thiếu uý, các cấp Quận Trưởng CSQG sang cấp Tá, (bông mai trên nền vải nhung màu xanh lục ở cầu vai áo).

Ngày CSQG đầu tiên được tổ chức là ngày 01.6.1972, khác với ngày Quân Lực VNCH là 19/6, cảnh phục áo sơ mi trắng ngắn tay, quần màu xám. Năm 1973 thì cảnh phục đổi toàn màu xám, CSDC thì hoa màu đất. Để đáp ứng với nhu cầu Việt Nam hóa chiến tranh, nhiều Sĩ quan quân đội chuyển sang CSQG, họ có cấp bậc cao, nhiều chiến công, giữ những chức vụ cao, nhưng khó khăn khi thi hành cảnh vụ chuyên môn. Sĩ quan tốt nghiệp từ Học Viện gặp trở ngại làm việc với cấp chỉ huy „võ biền“ như vậy. Quân Đội „thì hành trước khiếu nại sau“, nhưng CSQG ngược lại luật pháp phải công minh, làm đúng luật không thể bắt người tra tấn trái phép „bắt người dễ, thả người khó“, muốn giam giữ tội phạm, xét nhà phải có trác của tòa án. Cảnh sát VNCH rất uyển chuyển và nhân đạo trong việc thi hành luật pháp, người dân phải được bảo vệ và luôn tôn trọng đạo đức, không thể xảy ra việc khốn nạn như thời Pháp thuộc bắt người đánh đập, tra tấn dã man, ép cung „không có, đánh cho có“!

Trước khi ra trường từ Học Viện SVSQ đi thực tập ở các cuộc CSQG ở Sài Gòn, đi thăm khám Chí Hòa thấy nỗi khổ của Scan-130327-0002tù nhân. Một Sĩ quan đại diện pháp luật thi hành luật pháp Quốc Gia, nếu không có lương tâm thêm một vài câu trong bản cung hại người có thể ở tù nhiều năm! Người CSQG được đào tạo “hãy gieo hạt giống tốt vào tâm mình“. Đó là hạt giống của sự mẫu mực, Công-Minh-Liêm-Chính.

Nhân viên Cảnh sát thi hành công vụ, khi phải nổ súng không nhất thiết phải bắn chết đối tượng, chỉ bắn chỉ thiên để trấn áp, nếu hung thủ nguy hiểm có thể bắn vào chân tay để triệt hạ mà thôi.

Trường hợp Tướng Nguyễn Ngọc Loan (là Tướng từ quân đội sang Cảnh sát) bắn tù-binh Nguyễn Văn Lốp trên đường phố, bị phóng viên Eddie Adams đoạt giải Pulitzer 1969 chụp hình đưa ra công luận thế giới, cuộc đời của ông thân-bại danh-liệt và qua đời ở Mỹ.

– Tướng Nguyễn Ngọc Loan cầm súng ru lô bắn vào đầu Bảy Lốp vào sáng ngày mồng hai Tết Mậu Thân 1968, tức ngày 31-1-1968. bị Eddie Adams chụp đưa ra thế giới…

Theo một số nguồn tin thì vào lúc 4g30 sáng hôm đó, Bảy Lốp chỉ huy một đơn vị đặc công VC tấn công trại Phù Đổng của binh chủng Thiết Giáp ở Gò Vấp. Sau khi kiểm soát được trại lính, Bảy Lốp bắt giữ gia đình Trung Tá Nguyễn Tuấn và bắt Tr/Tá phải chỉ dẫn cách sử dụng các xe tăng còn để lại trong trại. Tr/Tá Tuấn từ chối, thế là Bảy Lốp giết chết toàn thể gia đình ông, cả bà mẹ già 80 tuổi. Chỉ có một bé trai 10 tuổi tuy bị thương nặng nhưng được cứu sống.

Cuộc chiếm chấm dứt, phóng viên Eddie Adams sau một thời gian dài suy nghĩ đã chia xẻ khi tướng Loan qua đời, ngày 14 tháng 7 năm 1998 vì bệnh ung thư tại Burke, Virginia, ngoại ô của Washington D.C. Eddie Adams gửi lời viếng và bày tỏ sự ân hận vì những tác động của bức ảnh lên cuộc sống của tướng Loan sau này:

“Người này là một anh hùng. Ông ấy chiến đấu cho cuộc chiến của chúng ta, không phải cuộc chiến của họ. Vậy mà mọi điều nhục nhã lại đổ trên đầu con người này. Nước Mỹ đáng lẽ phải tiếc thương ông ta. Tôi rất tiếc là đã để cho ông ta ra đi như thế này, trong khi người ta không hề biết một chút gì về ông ta cả.”

“Bức ảnh thực sự làm đảo lộn cuộc sống của ông ta. Ông không bao giờ đổ lỗi cho tôi. Ông nói với tôi nếu tôi không chụp bức ảnh này, thì người khác cũng sẽ chụp thôi, nhưng tôi đã cảm thấy áy náy trước ông và gia đình ông trong một thời gian dài. Tôi đã giữ liên lạc với ông ta. Lần cuối cùng chúng tôi nói chuyện với nhau là cách đây khoảng sáu tháng, khi bệnh tình của ông đã rất nặng rồi. Khi hay tin ông mất, tôi gửi hoa chia buồn và xin lỗivới những giọt nước mắt trong mắt tôi.”Nhận xét của phóng viên Eddie Adams là một nhận xét cá nhân nhưng rất khách quan và công bằng nên được nhiều người cả Việt lẫn ngọai quốc đồng cảm.

Học Viện CS thành lập từ năm 1966 tới 1975 trong vòng 9 năm đào tạo chưa đủ các cấp chỉ huy thi hành luật pháp phục vụ Quốc Gia, quân số ngành CSQG 130.000 người. Chỉ huy cao cấp nhất của Bộ Tư Lệnh CSQG, là Thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình và Viện trưởng CSQG Đại Tá Trần Minh Công (hai người nầy đều bỏ nhiệm sở trước 30.4.1975). Chuẩn Tướng phó tư lệnh Bùi Văn Nhu tử thủ (bị chết trong trại tù), các chức vụ cao cấp trong ngành CSQG từ trung ương đều là những người từ Quân Đội chuyển sang…Chỉ huy 4 Quân Khu cấp bậc cao nhất là Đại tá, tỉnh cấp Trung hay Thiếu tá, Sĩ quan Cảnh sát làm việc trong văn phòng, không đứng gác đường như hiện nay ở Việt Nam…( Năm 2014 CSVN có đến 200 Tướng Công an, cao cấp nhất 1 Đại tướng Bộ trưởng và 5 Thượng tướng là Thứ trưởng và nhiều Trung,Thiếu tướng, Đại tá… Theo dư luận Tướng Công An nhiều như sao trên trời, nhưng không soi sáng được vùng trời đen tối tệ nạn xã hội như: cướp giựt, giết người tại các thành phố, nhưng biểu tình chống Tàu xâm lăng biển đảo của Việt Nam thì từ hang cùng ngõ hẹp đều có Công an sẵn sàng đàn áp…. )

Cộng sản thù ghét chiến dịch Phượng Hoàng, kế hoạch phân ô từng bắt đám cộng sản nằm vùng, cơ sở hạ tầng, điệp viên cao cấp nguy hiểm như: Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng… trường hợp Phạm Xuân Ẩn. Cảnh Sát Đặc Biệt theo dõi biết ông Ẩn là điệp viên CS nằm vùng, nhưng cơ quan CIA không cho phép bắt, vì Y cộng tác với họ (điệp viên nhị trùng). Sau năm 1975 cộng sản thăng Thiếu tướng cho ông Ẩn để trả ơn có công làm „khuyển mã“, làm tướng không có quân, còn bị cô lập không được tiếp xúc với phóng viên nước ngoài! ở nhà nuôi chim cho đến lúc qua đời trong quên lãng.

Sau 30.4.1975 tại Cần Thơ cộng sản tử hình những người không chịu bỏ súng đầu hàng như: Đại tá Hồ Ngọc Cẩn tỉnh trưởng Chương Thiện và Trung tá Võ Văn Đường chỉ huy trưởng CSQG, Đại uý Lê Văn Bé thám sát…. Sĩ quan cảnh sát dù mới ra trường phải gở lịch ít nhất 3 năm, ngành Đặc Biệt tình báo thì lâu hơn 7 năm, cựu Thiếu tá Tổng Hội trưởng Phan Tấn Ngưu khoá I BTV năm 1966 (9 năm công vụ) phải ở tù 17, sau 20 năm được đoàn tụ gia đình năm 1995 tại California và nhiều Sĩ quan khác cùng số phận tù đày gian khổ, đói rét, thiếu thốn đủ thứ và tinh thần luôn luôn bị đe dọa, một số chiến hữu Cảnh sát đã ra đi vĩnh viễn, một số may mắn hơn sau khi ra tù, vượt biên tìm đến bến bờ tự do, hiện đang định cư ở nhiều nước trên thế giới.

LongMột số đông sau cùng đi theo diện H.O. (Humanitarian Operation) đến định cư rải rác trên các Tiểu bang của Hoa Kỳ. Con cháu của CSQG cũng như Quân đội, Công chức của VNCH không bị phân biệt lý lịch là “Ngụy quân, Ngụỵ quyền“ theo học các trường đại học nổi tiếng Mỹ thành đạt trên mọi lãnh vực.  Gia đình CSQG định cư đời sống ổn định, đến năm 2000 thì thành lập Tổng Hội CSQG, cũng như các Liên Hội CSQG khắp nơi trên thế giới, tạo sức mạnh cho cộng đồng người Việt hải ngoại hầu hổ trợ cho sự đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ tại Việt Nam, để các nhà đấu tranh dân chủ trong nước có thêm niềm tin và sức mạnh đương đầu với tập đoàn CSVN „hèn với giặc ác với dân“. Tổng Hội CSQG minh xác rằng: Tổng Hội không phải là một Bộ Tư Lệnh CSQG lưu vong và hoàn toàn không có mục đích trở về để đóng một vai trò nào trong chính quyền mai hậu..“ 

Trong tình thần tương thân tương trợ, hàng năm tham gia „ĐẠI NHẠC HỘI CÁM ƠN ANH“ với các Hội Đoàn thiện nguyện, Hội HO, các Liên Hội Cựu Chiến Sĩ với sự hổ trợ của Trung tâm ca nhạc ASIA, Đài SBTN…  tổ chức gây qũy gởi về trợ giúp Thương Phế Binh VN bị bỏ quên, sống trong xã hội thiếu tình người, với tấm thân tàn phế phải lê lết trên khắp đầu đường xó chợ…!

Hơn một thập niên gia đình CSQG sinh hoạt tổ chức Tết, phát phần thưởng cho con cháu học giỏi, tưởng niệm chiến hữu CSQG đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ luật pháp Quốc Gia và qua đời trong trại tù từ Nam ra Bắc, hình ảnh hào hùng nhất của cố Trung Tá Nguyễn Văn Long Chánh Sở Tư Pháp Vùng I (Đà Nẵng) không đầu hàng giặc tự tử sáng 30.4.1975 dưới tượng đài Chiến Sĩ trước Quốc Hội VNCH (nay là hát thành phố Sài Gòn mời xem tiểu sử cố Trung tá Long). Cảnh sát VNCH đã viết lên những trang sử hào hùng bằng máu và nước mắt để chống Cộng sản. Tổng Hội CSQG hàng năm phát hành Đặc San Phượng Hoàng Xuân, nhiều hình ảnh sinh hoạt, bài vở phong phú  ôn cố tri tân nối lại niềm tin với chiến hữu khắp nơi trong tinh thần đoàn kết và chia xẻ buồn vui cuộc đời viễn xứ. (theo tin trong Đặc San Phượng Hoàng chiến hữu Thái Văn Hòa đang thực hiện cuốn „Cảnh Sử“ vậy chúng ta đón chờ, để biết thêm về ngành CSQG/ VNCH).

Trước 1975 hai nhạc sĩ nổi danh đã phục vụ trong ngành CSQG:

Lê Minh Bằng là một nhóm nhạc thành lập năm 1966 và hoạt động đến năm 1975, tên ghép của các nhạc sĩ: Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng, LÊ MINH BẰNG là bút hiệu chung dùng trong những ca khúc do họ cùng sáng tác.
1/ Minh Kỳ (1930-1976) sinh tại Nha Trang thuộc dòng dõi hoàng tộc, tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ, có vai vế ngang hàng với vua Bảo Đại và phục vụ trong ngành CSQG với cấp bậc đại úy. Sau 1975 bị tập trung cải tạo (An Dưỡng) và qua đời trong tù ngày 21.8.1975. trong đêm do biến cố nào đó? có thể bị ném lựa đạn  vào dãy nhà số 3 tập trung khoảng 80 SQCSQG nhiều người chết và bị thương trong đó có NS Minh Kỳ!
2/ Nhạc sĩ Y Vân tên thật Trần Tấn Hậu phục vụ trong ngành CSQG. Sau 1975 ông không còn cảm hứng sáng tác! ông qua đời năm 1993 tại Sài Gòn.

Thân chúc các bạn một thời ở Học Viện CSQG Thủ Đức luôn bình an, sức khoẻ dồi dào, con cháu thành công trên mọi lãnh vực. Xin đốt nén nhang lòng tưởng niệm những người đã nằm xuống trong cuộc chiến cũng như trong các trại tập trung cải tạo của CSVN ./.

Học Viện CSQG THỦ ĐỨC

http://hocviencsqg.com/

http://hocviencsqg.com/GhiDanh.aspx

Danh sách các SQCSQG chết trong tù:

http://bit.ly/1HcTZ9D

http://bit.ly/1Ls5rRu

https://www.youtube.com/watch?v=Z7DEGEuJHjM

https://www.youtube.com/watch?v=7cmxWD6sDWs

Ngày truyền thống CSQG tại San José  và Houston năm 2015

https://www.youtube.com/watch?v=neMRN2otAvI

https://www.youtube.com/watch?v=fKYqAPXiZIQ

Nguyễn Quý Đại  tham khảo và biên soạn

Chú thích cuối năm 1974 CSQG thăng cấp bậc cho 5 ông Đại tá thâm niên lên chuẩn tướng

Chuẩn tướng Bùi Văn Nhu (khối huấn luyện) chết trong trại tập trung ngoài Bắc

Chuẩn tướng Huỳnh Thới Tây (khối đặc biệt) từ 1975 sang Mỹ không biết ở đâu?

Chuẩn tướng Bảy (Khối hành quân) không biết ở đâu bên Mỹ?

Chuẩn tướng Giàu (?)  Chúng tôi khó quên ông ta bắt SVSQ khoá 8 phải ngồi nghe ông ngưỡng mộ nhân vật ” Vi Tiểu Bảo” trong truyện kiến hiệp Lộc Đĩnh Ký của Kim Dung. Bị ngồi nghe chuyện tào lao nên phải bỏ ngoài nghe tai, mong hết gìờ ra về, có thằng chủi thề dốt hay nói chữ nói không đúng chỗ. Ông quên SVSQ phần đông có trình độ  Đại học.

Chuẩn tướng Trang Sĩ Tấn (Bộ chỉ huy CSQG Đô Thành Sài Gòn) cũng áo mũ hoa màu đất xuất hiện ở Houston.

Kính thưa quý Niên Trưởng và quý Chiến Hữu,

Liên quan đến CHƯƠNG 8 SỬ LIỆU CSQG/VNCH,

1- Danh sách các Anh Hùng CSQG tuẫn tiết (29 người )

2- Danh sách Viên Chức, Cán Bộ, Nhân Viên CSQG bị CS hành quyết (112 người )

3- Danh sách các cấp CSQG chết trong các lao tù CS (188 người ) Xin xem Attachment

4- Danh sách các Sĩ Quan CSQG bị CS giam giữ 15,16, 17 năm (34 người ) Xin xem Att.

Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ phổ biến danh sách các đơn vị và cá nhân CSQG đã quyết tử chiến với CS trong những ngày cuối cùng, danh sách được sưu tập trên đây vẫn còn rất nhiều thiếu sót.

BSL ước mong đuợc Quý Vị dành chút thì giờ xem xét, bổ túc thêm tin tức và vui lòng thông báo cho BSL những trường hợp mà Quý Vị biết, nhưng không được ghi nhận trong danh sách.

Xin hãy cùng quan tâm đến sự hy sinh của các Anh Hùng, Chiến Sĩ CSQG, những người đã nằm xuống nhưng thành tích và tinh anh của họ đã làm rạng rỡ màu cờ sắc áo của Lực Luợng CSQG.

TUN. Tổng Hội CSQG  Ban Sử Liệu Thái Văn Hòa

Hình Công an Cảnh sát của chế độ CS là bạn của dân !

csTham khảo tài liệu  http://www.canhsatquocgia.org

Những Đặc San Phượng Hoàng

 Địa chỉ Tổng Hội CSQG

Mr. Trần Quan Ân – Mr.Phan Tấn Ngưu

9565 Mc Fadden Ave, Westminster Ca 92683

Tel 714 7750251 & 714 8399189

E.mail anquantran@socal.rr.com & nguutphan7592@yahoo.com

Tiểu sử cố Trung tá  Nguyễn Văn Long

Sau chính biến 1 tháng 11 năm 1963 lật đổ nền Ðệ nhất Cộng Hòa, Quốc Gia trải qua một thời kỳ hỗn lọan. Tại miền Trung, đặc biệt là Thừa Thiên Huế, họat động ngành an ninh trật tự hoàn toàn tê liệt. Chỉ trong vòng chưa đầy 3 năm mà đã thay đổi sáu Giám-Ðốc Nha Công An. Có ông chỉ tại chức 32 ngày. Hai Trưởng Ty Công An Thừa Thiên và Cảnh Sát Huế đều là cơ sở nòng cốt Cộng Sản, một vài tay chân của nhóm Phật Giáo Ấn Quang tranh đấu ly khai xuống đường phá rối. An ninh trật tự hoàn toàn suy sụp.

Ðể đối phó với tình hình rối ren của vùng I, tháng 6 năm 1966 Trung Ương quyết định bổ nhiệm Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, và ngay lập tức, ông cho chấn chỉnh lại những hoạt động của Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại địa phương đầy biến động này, đồng thời bổ nhiệm Quận Trưởng Cảnh-Sát Võ Lương giữ chức Giám-Ðốc Cảnh Sát Quốc-Gia Vùng. Quận Trưởng Cảnh Sát Võ Lương là Giám-Ðốc thứ bảy kể từ năm 1963 và là người đầu tiên giữ vững đựơc kỷ cương trật tự sau một thời gian hỗn loạn quá dài. Ðể mau chóng ổn định nhân-sự cũng như họat động, Ông cho lệnh di chuyển Nha CSQG từ Huế vào Ðà-Nẵng. Ông cho tất cả nhân viên dễ dàng trong một tháng để thu xếp gia-đình.

Trong vòng một tháng đó, phần đông nhân-viên đã có đủ thì giờ để ổn định việc nhà cửa và chuyện con cái học hành. Chỉ riêng Trung Tá Long, lúc ấy vừa được bổ nhiệm chức Chủ-Sự Phòng An Ninh Nội Bộ kiêm Thanh Tra, là còn loay hoay chưa kiếm ra nơi tá túc cho gia-đình. Hết hạn 1 tháng, Ông không thèm xoay sở nữa mà đã sáng kiến thực hiện một việc cổ kim không giống ai:

Thấy có một khoảng đất công trống trên đường Duy Tân, giữa lòng Thành Phố, Ông dựng lên một cái chái lợp tôn, dựa lưng vào bức tường thành của một Công Sở. Ðó là nơi gia đình ông đang cư trú, không điện không nước.

Có hai nhân viên thuộc quyền ghé thăm thấy cả nhà ban đêm thắp hai ngọn đèn dầu lù mù, họ rủ nhau hùn tiền mua đến cho ông một cái đèn Manchon. Ông từ chối nhất định không lấy, nói thế nào ông cũng không chịu, bắt họ đem đi trả lại.

Câu chuyện nhà ông Long thắp đèn dầu được nhiều người kể đi kể lại ở sở. Một hôm nhân có dịp ngồi chung xe với ông Giám Ðốc lên họp Quân Ðoàn, tôi kể Ông nghe câu chuyện về cái đèn Manchon. Ông Giám Đốc lắc đầu nói: “…tính của Long là vậy, tôi biết chả từ lâu, từ hồi còn làm bên Công An Liên Bang. Ðó là một người rất tốt, thanh liêm và cương trực, đông con nhà nghèo…”. Từ lúc đó cho đến khi vào họp Ông không nói thêm lời nào. Ông lặng lẽ, dường như có điều tính toán suy nghĩ, ngó mông lung ra ngoài đường. Tuần lễ sau, tôi ghé nhà Long thăm đã thấy có điện nước. Hỏi ra thì biết trong lúc Ông Long đi làm, có 2 người tới bắt cho 2 bóng đèn và 2 lỗ cắm điện, một vòi nước. Họ không lấy tiền cũng không cho biết ai sai tới. Tôi biết ngay là do sự can thiệp kín đáo của Ông Giám đốc. Biết Ông không ra mặt tôi cũng làm thinh luôn.

Liền sau đó, trong một phiên họp khoáng đại, ông Giám Ðốc hỏi nhỏ tôi, nhà Long có điện chưa. Tôi trả lời có rồi, có cả nước nữa. Ông gật đầu, mỉn cười nhìn về phía Long, nét mặt hiền lành khoan dung. Ông vui vì đã giúp được thuộc cấp một việc tuy nhỏ nhưng rất cấp bách cần thiết. Tính Ông quảng đại, kín đáo và chi-tiết. Nhiều khi làm ơn từ việc nhỏ đến việc lớn, không cần cho ai biết.

Dạo ấy, vì cơ sở mới dọn từ Huế vào, phòng ốc chưa đủ, Ông Giám-đốc cũng không có tư dinh phải ở tạm một phòng trong khách sạn Grand Hotel trên đường Bạch Ðằng. Trong khách sạn có sẵn Restaurant. Ông thường dùng bữa vớí nhiều viên chức khác ngành, vừa ăn vừa luận bàn công việc. Những lúc không mời ai, Ông gọi tôi tới ăn cơm chung. Nhờ có chút khả năng giao-thiệp, quen biết nhiều người và luôn sẵn những chuyện tếu vô hại, Ông thường ngồi nhiều giờ với tôi, bàn về đủ mọi thứ, phần lớn là những việc trên trời dưới đất, không dính dấp gì tới công vụ. Nhân một lúc vui vẻ, cởi mở, tôi nhắc lại chuyện Trung Tá Long và hỏi Ông lý do không cho Long biết việc Ông can thiệp bắt điện nước vào nhà. Ông cườì rồi từ từ kể. Sau đây là những gì Ông Giám đốc Võ Lương nói về Trung Tá Nguyễn văn Long:

“…Tôi biết Long từ những thập niên 1940, khi Giả (tiếng thông dụng miền Trung có nghĩa là Anh ấy, Ông ấy) mới gia-nhập Ngành An ninh thời Tây. Giả nổi tiếng 1à siêng năng cần mẫn, kỷ-luật và trong sạch. Lương bổng không đến nỗi tệ nhưng gia-đình đông con lại suốt đời không tơ hào những bổng lộc phi nghĩa nên thời nào cũng nghèo. Cả đời ở nhà mướn. Ðúng ra, trước năm 1963 Giả cũng có một căn nhà tương đối được, ở đường Phạm Hồng Thái, Thành Phố Huế. Nhà này có từ nhiều năm trước, có thể do cha mẹ để lại. Trước đảo chánh Ông Diệm, Giả bị bắt giam trong vụ Gián Ðiệp Miền Trung do Phan Quang Ðông điều tra khai thác. Trong thời gian bị ngưng chức không lương tiền hàng tháng, bà vợ đã phải bán căn nhà này để đong gạo cho gia đình…

…Giả sống rất chừng mực, lương thiện, không có khả năng xoay xở, lại càng không muốn xoay xở bậy bạ. Nhũng lúc gặp khó khăn thì cắn răng chịu đựng, không hề muốn nhờ vả ai. Giả rất khó chịu khi phải chịu ơn người khác. Ðiều này giải thích được tại sao tôi không trực tiếp cho biết đã nhờ người bắt điện nước cho gia đình Giả. Chuyện nhỏ không muốn Giả có mặc cảm mang ơn….

… Là viên chức kỳ cựu, phuc vụ trong ngành đã hơn 20 năm, Long có khá nhiều cơ hội để khá hơn, nhưng cơ hội nào Giả cũng bỏ qua, có khi còn quyết liệt từ chối thẳng tay, nên đến bây giờ vẫn sống chật hẹp với đồng lương của một công chức.

… Giả bị bắt giam trong vụ Gián Ðiệp Miền Trung năm 1962 nên sau khi Chính Phủ Ngô Ðình Diệm bị lật đổ, Long được cử ngay làm Trưởng Ban Công Tác Ðặc nhiệm điều tra tội ác và tài sản chế độ cũ cũng như của nhóm Cần Lao. Nhiều người cứ tưởng dịp này Long tha hồ ân oán giang hồ. Nhưng trái với mọi suy đoán, Long hành xử trách nhiệm hoàn toàn vô tư, không nghe lời xúc xiểm, không thành kiến, cũng như không bới lông tìm vết. Ðể tránh mấy tay môi giới chạy chọt xin xỏ đút lót lôi thôi, Long cắm trại luôn trong sở, thật khuya mớí lạch cạch đạp xe về nhà. Dạo ấy cả gia-đình đã theo đạo Công Giáo, nhà thuê ngay kế bên Dòng Chúa Cứu Thế Huế.. Nhà Long cữa đóng then cài. Long không tiếp bất cứ ai.

…Năm 1965, Long đưọc bổ nhiệm làm Trưởng Ty Công an Ðặc Biệt Bến Hải, đóng dọc theo Nam Vĩ Tuyến 17 thuộc Quận Trung Lương, Tỉnh Quảng Trị. Nhận việc chưa bao lâu thì Phòng Lương Bổng, Vật Liệu, Kế Toán đưa cho Giả một phong bì đầy tiền. Long hỏi cái gì thì họ cho biết, như thông lệ từ trước, đây là số tiền bán bớt xăng nhớt và văn phòng phẩm nạp cho Trưởng Ty làm mật phí giao tế. Giả đỏ mặt, trợn mắt đòi bỏ tù cả đám. Từ đó hết ai dám léng phéng chuyện tiền nong lem nhem với Long…”

Kể đến đây Ông Giám Ðốc cườì thành tiếng và nói đùa: “…Nếu Long chịu nhận vàì ba mớ phong bì như thế thì đâu đến nỗi bây giờ phải cắm dùi đường Duy Tân. Nên nhớ Long đang là chức Trưởng Ty khi được lệnh di chuyển từ Quảng Trị vào Ðà-Nẵng. Một Ông Tưởng Ty mà ngày trước ngày sau phải ở bụi ở đường thì thế gian chỉ có một Nguyễn văn Long mà thôi, không có người thứ hai. Bổ nhiệm Long vào chức An Ninh Nội Bộ và Thanh Tra, tôi yên tâm nhưng cũng có nhiều anh khó chịu không vui đấy…”

Khi tôi hỏi về Vụ Gián Ðiệp Miền Trung , Ông cho biết vụ ấy không hẳn là có thật mà chỉ do Pháp cố ý dựng chuyện lên để phá thối. Công việc của Phan Quang Ðông là huấn luyện và tung mạng lưới tình báo gián điệp ra Bắc hoạt động vùng Thanh Nghệ Tĩnh mà thôi. Ðông không dính líu gì đến vấn đề nội chính và an ninh quốc nội. Ðông bị xử tử hình để bịt miệng, do áp lực từ Cộng Sản trong nhóm tranh đấu, gây rối Mìền Trung. Không có vụ gián điệp thì Ðông cũng bị giết.

Hình như Long biết sự kiện này cho nên ngày xử bắn Phan Quang Ðông tại Sân Vận Ðộng Chi Lăng, mấy người bạn cùng vụ rủ Long đi coi, Long từ chối. Long nói:

“…chuyện Ðông có những điều chưa minh bạch, xét xử vội vàng và có quá nhiều áp lực. Ðông đâu đáng tội chết! Vả lại oán thù nên cởi, không nên buộc… Ông Giám Ðốc kết luận:…Long khắt khe sắt thép với chính mình nhưng khoan dung nhân hậu, công bằng và rộng lượng với kẻ khác, cả với kẻ vừa mới giam giữ mình…”

Năm 1970 , tôi bàn giao chức Chỉ Huy Trưởng cho Thiếu Tá Trần Hàng để ra Ðà-Nẵng. Vừa nhận việc chưa được bao lâu thì Thành Phố chịu một cơn bão lụt Sóng Thần khủng khiếp chưa từng thấy trong cả trăm năm. Mưa như trút nước. Sóng biển gầm thét dữ dội. Một phần đường trong thành phố ngập nước quá đầu gối. Giáp ranh phía Bắc Thành Phố là Bãi Thanh Bình thành một vùng nước mênh mông. Nhưng ngặt nghèo và nguy hiểm nhất là khu tạm cư Ngọc Quang. Khu này là một giải cát bồi thoai thoảỉ nằm dài giửa Bãi Thanh Bình và biển cả, không một bóng cây. Từ tầm xa nhìn tới, toàn khu hoàn toàn biến mất, chỉ còn thấy lác đác ít nóc nhà nhấp nhô theo sóng dữ. Gió rất mạnh, thổi giật từng cơn. Bộ Chỉ Huy Cành Sát Quốc Gia huy động toàn bộ lực lượng cơ hữu như Giang Ðoàn và trưng dụng thêm một số ghe thuyền tư nhân trong nỗ lực di tản dân chúng vào khu an toàn, lúc ấy là sân Trường Kỹ Thuật ở đường Cao Thắng và chung quanh 2 Thánh Ðường Họ Giáo Ngọc Quang và Giáo Xứ Thanh Ðức.

Qua máy truyền tin, Giang Ðoàn cho tôi biết gia-đình Trung Tá Long ở vào một khu nguy hiểm nhất. Nhà có thể bị cuốn trôi ra biển bất cứ lúc nào. Cả gia-đình đã lên được đất liền nhưng Trung Tá Long đang ngồi trên một cái chõng tre, tay cầm chai rượu thuốc, nói là để ở lại giữ nhà, không chịu đi đâu hết. Tôi nghe mà lạnh người. Cũng lại cái “Ông Trời sợ” này nữa. Tôi không thể quên vụ Ông cắm dùi ở đường Duy Tân năm nào và việc Ông Giám Ðốc Võ Lương kín đáo giúp đỡ bắt điện nước cho Long.

Tôi nhờ Giang Ðoàn ra tận nơi, đưa máy truyền tin cho tôi nói chuyện với Long. Nghe tiếng tôi, Ông nói ngay: Chào Ông Chỉ Huy Trưởng, tôi không sao đâu. Sau một hồi giải thích gần như năn nỉ, cuối cùng phải viện dẫn lý do an ninh cũng như xin Ông hợp tác để làm gương cho đồng bào. Cuối cùng Ông mới chịu vào bờ.

Dọn dẹp bão lụt xong, dân chúng lo sửa sang những thứ đỗ nát. Tôi điện thoại cho Ông hỏi thăm nhà cửa hư hại ra sao. Ông trả lời tỉnh bơ: Nhà chỉ có mấy tấm ván, xẹp xuống rồi dựng lại lên, có chi mà hư hại. Tuần này tôi xin nghỉ mấy ngày phép và mất một mớ đinh là xong ngay.Tôi bái phục cái thái độ bình tâm giản dị gần như bất cần của Ông, nhưng quyết định phải ra tận nơi coi cho biết. Tôi mặc thường phục cùng với mấy tay bài trừ du đãng đi Honda, luồn lách ra Ngọc Quang. Tới nhà Ông Long, tôi hết hồn.

Căn nhà của Ông chỉ là một tác phẩm chắp nối vội vàng và lỏng lẻo gồm mọi thứ tạp nhạp không đáng gọi là vật liệu, góp nhặt từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Nhà nằm lọt vào khu vực tạm cư hỗn độn gồm các gia đình đổ về từ những vùng quê Quảng Nam mất an ninh. Giây điện và giây phơi áo quần chằng chịt. Rất mau, tôi vụt nhớ đến một bản báo cáo của Cảnh Sát Ðặc Biệt về việc Cộng Sản cài người vào dân tị nạn và vụ xe ông Trưởng Phòng Ðặc Biệt Nha tên Diệp đi mua vật liệu bên Quận Ba bị đặt Plastic chết banh xác trên gần Chợ Cồn năm nào. Thương Ông, tôi nhất định phải đưa Ông vào thành phố.

Ngay ngày hôm sau tôi nhờ các Phường Quận tìm giùm một miếng đất cho Ông Long cất nhà. Các nơi tìm được khá nhiều nhưng tôi chọn ra 4 chỗ. Tôi lái xe đưa Ông đi xem. Cả 4 chỗ Ông không chê nhưng ngần ngại không quyết định, viện dẫn nhiều lý do nghe cũng được. Chuyện không thể chậm trễ, tôi nói ngay: hay là Ông vô ở chung với tôi. Ông cười khẩy, tưởng tôi bực mình nói lời mỉa mai. Sự thực khi nói câu đó, tôi nghĩ đến khu đất trống sau tư dinh dành cho gia đình Chỉ Huy Trưởng số 37 Nguyễn Thị Giang, ngay trung tâm thành phố, sát tường rào Trường Nam Tiểu Học, có thể mở lối đi riêng. Tôi chỉ cho Ông. Ông chịu liền nhưng còn bán tín bán nghi. Ðể xác nhận không phải chuyện bông đùa, tôi đưa Ông tới một trại cây đường Phan đình Phùng, nói với bà chủ chọn cho Ông một số cây ván thứ tốt, hoá đơn gởi cho tôi. Tới đây Ông mới tin là chuyện thật và bắt tay tôi vui vẻ, nói lời cám ơn.

Không chờ đợi lâu, Ông cho tháo căn nhà từ Ngọc Quang, cha con chồng vợ cả gần chục người hớn hở dựng căn nhà mới. Chỉ trong vòng chừng 2 tuần là xong, điện nước từ nhà tôi câu qua. Gia đình Ông Long vui vẻ đã đành, phần tôi cũng vui không ít.

Những ngày tiếp theo, tôi chờ hoài không thấy trại gỗ đưa hóa đơn tới, hỏi ra mới biết: thấy tôi tận tâm, nể mất lòng, Ông chỉ lấy một ít ván gắn vào mặt tiền coi cho được còn bao nhiêu Ông mua các thứ tạp nhạp từ một bãi phế thải ở đường Ông Ích Khiêm chở mấy xe Ba Gác về, đóng phía trong phía ngoài khá tươm tất. Một lần nữa tôi cảm phục tính lương thiện và sòng phẳng của Ông. Dọn vào nhà mới xong, ít lâu sau Ông thăng Trung Tá và được bổ nhiệm Chánh Sở Tư Pháp, tiếp tục phục vụ tại Bộ Chỉ Huy Vùng. Từ đây Ông yên tâm ở bên cạnh nhà tôi và tôi cũng có cơ hội làm một chút quan sát:

Nhà Ông rất đông con. Một vợ một chồng, sinh 12 lần, nuôi 13 đứa, có cả cặp sinh đôi sau cùng, một trai một gái. Ông còn cưu mang thêm một đứa cháu mồ côi, anh nó đi lính tận trên Pleiku, giao luôn cho Ông giữ. Chưa hết. Nhà còn có thêm một con heo con. Bà Long nói phải nuôi thêm con heo làm lợi, cho đứa cháu mồ côi thêm tiền ăn học. Chuyện nhà Ông Long nuôi heo nhiều người không tin, đòi đến coi. Làm gì giữa thành phố, ngay cạnh tư dinh Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát mà lai có người dám nuôi heo. Ai nói gì thì nói, hiểu rõ hoàn cảnh gia-đình, cùng cái lý do chân thật và tội nghiệp đối với Bà Long, tôi không phản đối. Mấy đứa con nhỏ của tôi cũng rất ưa thích con heo. Ði học về, tụi nhỏ chạy sang xem, cho heo ăn, trầm trồ khen heo sạch sẽ và mau lớn. Thấy các con ưa thích, tôi cũng vui. Bà Long lại càng vui hơn.

Ông Long dạy con rất nghiêm nhưng không hề ồn ào to tiếng. Ông ưa nói chuyện gương trung liệt người xưa và lấy chuyện sách đèn của các con làm trọng. Ông thường dặn con: dù hoàn cảnh nào cũng ráng kiếm cho được ba mớ chữ. Câu Ông thưòng nhắc đi nhắc lại với các con là: Khi nào cái đầu cũng ở trên. Cái đầu phải có kiến-thức để điều khiển toàn thân làm những việc khá hơn là việc tay chân lao động.

Những lúc rảnh rỗi, nhà tôi hay sang chơi, khen mấy cháu học giỏi và thường dấm dúi cho các em chút đỉnh tiền để khi thì mua cái cặp sách, khi thì mua bộ áo quần. Ðặc biệt đứa cháu mồ côi là nhà tôi thương nhất. Ông Long có mấy con đã trưởng thành. Hai anh đi không quân, một thiết giáp, ba Cảnh Sát. Đứa đầu lòng tên Phụng, Sĩ Quan Biệt Ðộng Quân, tử trận. Thỉnh thoảng các cháu về phép, nhà tôi thường dặn dò phải cận thận giữ mình, đôi khi còn có chút ít tiền cho các cháu cà phê. Những cử chỉ thương yêu nhẹ nhàng kín đáo như thế chỉ có các con và Bà Long biết, Ông Long thì không. Qua tôi, nhà tôi đã hiểu tính Ông Long rất tự ái và không ưa nhờ vả ai, dù là từ những người thân.

Trong năm năm sống cạnh nhau, Ông Long chỉ sang nhà tôi có một lần, đi chung với Ông Võ Hoàng, anh Ông Giám Ðốc Võ Lương. Lúc ấy tôi vừa cho thêm một người bạn khác, Ông Huỳnh Giáo cựu Trưởng Ty Công-An Quảng Tín làm căn nhà đằng sau , phía bên phải. Nhà Ông Long bên trái. Ông Võ Hoàng là một nhà phong thủy cho biết hai căn nhà phía sau Tư dinh là một phối trí phong thủy tuyệt hảo, che chắn hết mọi bất trắc, rủi ro, không sợ đao kiếm cùng kẻ xấu chém lén sau lưng. Ông Chỉ Huy Trưởng sẽ yên vị tại chức lâu dài. Tôi không biết nhiều về phong thủy, cũng không hẳn tin. Tôi chỉ muốn làm một việc tử tế khi có cơ hội để giúp cho hai người bạn mà tôi rất thương yêu và mến phục.

Sống bên nhà tôi lâu như thế mà gia-đình Ông Long không bao giờ xin ân huệ cho mình cũng như cho bất cứ ai. Họ sống lặng lẽ, âm thầm gần như cam chịu. Bà Long thường nói đây là căn nhà vừa ý nhất từ trước đến nay và ao ước được ở đây mãi mãi.. Niềm ao ước bình thường giản dị ấy không được bao lâu thì Ðà-Nẵng thất thủ, cuối tháng ba 75. Tai trời ách nước đổ sập xuống, chúng tôi tan tác mỗi người một nơi.

Tôi thoát đi được trong gang tấc, theo một tàu Mỹ vào Cam Ranh. Tại đây dùng tàu đò dân-sự vào Vũng Tàu. Khi vừa mới từ bờ ra lại biển khơi, tôi gặp Ông Long đi trên một ghe đánh cá từ Ðà-Nẵng vào. Tôi đổi tàu cùng Ông xuôi Nam. Về đến Saì-Gòn chia tay mỗi người một ngã. Tôi tìm cách cùng gia đình thoát thân lần nữa. Qua tới Guam được mấy ngày thì được tin Long tự sát. Tôi bàng hoàng xúc động, thương Ông suốt một đời lận đận và kết thúc tức tưởi thế kia. Từ đó tôi bị thúc bách và tự cho như có bổn phận phải tìm thêm tin tức của Long:

Ở Mỹ, tôi theo dõi các báo lớn ngoại quốc có đăng trang bìa hình Long tự sát trước tượng đài Thủy Quân Lục Chiến khu tiền đình Trụ Sở Quốc Hội, sắc phục và cấp bậc Sĩ Quan Cảnh Sát ngay ngắn đàng hoàng, nhưng không có báo nào nói xác Long ai đem đi đâu. Tôi cứ nghĩ thi thể vô thừa nhận đã bị vùi dập ở một xó xỉnh nào.

Nhưng không. Khoảng hơn hai tuần sau, Bà Long nhận đươc giấy báo vào nhà thương Grall nhận xác. Nguyên do là khi tuẫn tiết, trong túi áo Long có thẻ căn cước địa chỉ 37 Nguyễn Thị Giang, Ðà-Nẵng. Nhà thương cứ theo địa chỉ đó mà báo tin. Tôi nhớ là cái căn cước bọc nhựa ấy tôi đổi lại cho Long khi vừa mới dọn vào ở chung, đặc biệt có chữ ký của tôi làm kỷ niệm, không phải chữ ký của Thiếu Tá Chỉ Huy Phó như những căn cước khác. Tự nhiên tôi có chút suy nghĩ sao mà cái việc nhỏ nhặt như việc đổi cái thẻ căn cước bọc nhựa năm xưa lại đưa đến một sự việc quá quan trọng như thế. Cái căn cước có chữ ký của tôi đó không phải vì nhu-cầu mà chỉ vì chút cảm tình, nhưng lại chính nhờ nó mà gia-đình nhận đươc xác của Long. Ðây có phải chỉ là một diễn tiến tình cờ hay là một tính toán cẩn thận của Long. Giả thuyết thứ hai hợp lý hơn.

Ðà-Nẵng mất mau quá, Long chưa kịp lãnh lương tháng ba nên nhà không có tiền vào Sàigon. Tội nghiệp chỉ có cô Tâm, con thứ ba vào nhận xác. Tới SàiGòn ngày 17 tháng 5 cô Tâm cùng với một người chị thứ hai tên Ðào và người em gái tên Thuận đang làm việc ở Sai-Gòn tới nhà thương Grall. Tại dây nhân viên Bệnh Viện, như có được lệnh của Ban Giám Ðốc, đã dành mọi dễ dàng, chỉ vẽ tận tâm chu đáo và tỏ ra có thiện cảm đặc biệt với người chết. Họ tắm rửa, thoa thuốc, uốn nắn và chăm sóc thi thể nhẹ nhàng tử tế đến độ làm các con cảm-động và ngạc nhiên. Ngày chôn cất có ban hậu sự Nhà Thương sắc phục và xe tang đàng hoàng, khoan thai đưa tiễn tới Nghĩa Trang. Tất cả đều hoàn toàn miễn phí. Thi hài được mai táng tại Nghĩa Trang Giáo Xứ Công Giáo Bà Quẹo với đầy đủ lễ nghi tôn giáo. Có Linh-Mục đến làm phép xác. Rõ ràng là cái chết công khai và lẩm liệt của một Anh Hùng vị Quốc vong thân, ngay lập tức đã có người trân trọng. Ít năm sau gia đình cải táng. Lần này thì khăn tang trắng một vùng, đầy đủ vợ và các con, các cháu, xác được hỏa thiêu. Tro ký thác tại Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài-Gòn, đường Kỳ Ðồng.

Ngày mất nước 30 tháng 4 năm 75, khi biết mọi sự đã hỏng hết, nhiều Tướng Lãnh, Sĩ Quan, Binh Lính, Cảnh Sát và cả nhân- viên Dân Chính đã tự sát tại nhiều nơi và bằng nhiều cách, cách nào cũng nói lên chí khí bất khuất không đầu hàng, không để cho thân rơi vào tay giặc. Nhưng cái chết của Trung Tá Nguyễn văn Long mới được cả thế giới biết đến mau nhất, gây xúc động mạnh nhất. Long đã chọn cách thế, giờ giấc cho cái chết có mục đích tại một địa điểm không thể có nơi nào thích hợp hơn. Trước Tòa Nhà Quốc Hội, dưới chân Tượng Ðài Chiến Sĩ là nơi biểu tương Trái Tim đang thoi thóp của Miền Nam. Ông đã nằm xuống đó để chấm dứt nhịp đập trái tim Ông. Ông dâng hiến máu tươi và mạch sống cho Tổ Quốc. Khỏi cần phải luận bàn dông dài, cả thế giới cùng công nhận Long đã bình tĩnh sửa soạn cho cái chết từng chi-tiết. Long mặc sắc phục, cấp bậc chỉnh tề, thẻ căn cước cài trong túi áo. Trước lúc bắn vào đầu, Long đứng nghiêm, chào kính Tượng Ðài rồi khoan thai nằm xuống. Chỉ một phát súng dứt khoát và chính xác, Long anh dũng đền ơn nước.

Ðã một thời sống gần và làm việc chung, tôi thương mến Long lúc sinh thời, kính phục Long khi đã chết và sẽ mãi mãi nhớ Long. Cái chết của Long là một cái chết bất tử.

Cựu Trung Tá Nguyễn An Vinh, Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Đà Nẵng

12 thoughts on “CẢNH SÁT QUỐC GIA VNCH

  1. cái chết của VNCH không được báo trước mà lại nằm ở bàn hội nghị,ở các cuộc đi đêm.của nhửng chính khách,chính trị gia Hoa kỳ gốc ISSRAEL của bọn phản chiến,cầu hoà độc ác,tồi bại,,thay vì dàn xếp 1 thoả hiệp ổn thoả cam kết bảo đảm quyền lợi cho đôi bên trong cuộc chiến đang bất phân thắng bại vào thời điểm đó,tên H.KISSINGER cùng đồng bọn tạo lợi thế cho CS BV tuồn vủ khí,người vào NAM dể dàng,,Mỹ không can thiệp mà lại cắt xén viện trợ,bức tử QL VNCH,,lấy hiệp định PARIS làm cớ rút lui danh dự bỏ mặc VNCH tự đơn phương tự vệ,trước hoả lực ồ ạt tấn công của BV họ coi hoà đàm BA LÊ như tờ giấy lộn.!!! Dân quân cán chính VNCH không thể hiểu và không thể ngờ các mưu tính từ trên cấp cao của chính quyền cả MỸ lẩn VIỆT ??? Đớn đau và phẩn nộ biết dường nào khi người HOA KỲ làm ngơ để cuộc chiến kết thúc quá phi lý vô nhân đạo như vậy,ngày sau con cháu họ sẻ trả lời như thế nào trước hành động của cha ông,một cái giá phải trả ra sao đây!!??

    • Con cần liên hệ với bác Nguyễn Văn Sáu (có biệt danh Sáu Lèo) học viện cảnh sát quốc gia khóa 2. Nếu bác có đọc được những dòng này thì bác vui lòng hồi âm cho con qua email ngluu1946@gmail.com. Hoặc bác nào biết bác Sáu thì chỉ giúp con. Con cản ơn các bác rất nhiều!

    • Cháu muốn tìm thông tin về đại tá Trần Văn Cư, giám đốc ty cảnh sát Trung phần tại Huế, bị Bắc Việt chốn sống năm 1968 ở Huế. Các ông các bà có ai biết về đại tá Trần Văn Cư thì cho cháu xin thông tin với ạ. email của cháu aihnqbh@gmail.com. Cháu chân thành cảm ơn các ông bà, chúc ông bà sức khỏe ạ.

  2. Lịch sử sang trang,VNCH là 1 bi kịch của thời đại gần cuối thế kỷ thứ 20…GIÁ NHƯ..cuộc đảo chính 1/11/63 thất bại,bọn tướng tá ngu xuẩn tham gia bị nhốt hết vào khám CHÍ HOÀ chờ xét xử thì anh em nhà NGÔ ĐÌNH lảnh đạo đất nước chắc đi đến thắng lợi trong công cuộc chống CS vì thế giới tự do lúc ấy rất ủng hộ,khen ngợi tài ba của TT DIỆM,hàng ngũ tướng tá tài giỏi hầu như trung thành với tt DIỆM không thể để đất nước rơi vào hổn loạn,suy yếu như vị tướng bất tài NG.V.THIỆU hay tên nội phản hèn nhát D.V.MINH….Tình báo ,cảnh sát như các vị PHAN QUANG ĐÔNG,TRẦN VĂN HAI,NG.MẬU,NG.VĂN LONG, hay còn sống như LIÊN THÀNH thì làm gì có đám ác tăng THÍCH TRÍ QUANG,hay VŨ NGỌC NHẠ,PHẠM X.ẨN ngóc đầu hoạt động phá hoại…vận nước quá đổi nhiểu nhương cơ trời không cho phép người dân hưởng mãi mãi không khí thanh bình thịnh vượng như dưới thời đệ 1 cộng hoà mà phải trải qua thảm hoạ chết chóc bi đát vì chiến tranh,xâm lăng,phản bội
    Giờ đây hệ luỵ vẫn còn,bất công tham nhủng đầy dẩy,hàng triệu người sống xa xứ khắp nơi trên thế giới,,,ngày 30/4/75 trở về sau VN có thảm hoạ nhân đạo

  3. xin dành phút mặc niệm cho anh LONG,trung tá csqg VNCH,cái chết uy nghi lẩm liệt làm xấu hổ múi mặt bọn phản chiến,cầu bại ác tâm trong chính giới HK lúc bấy giờ,cam tâm phản trắc,bỏ rơi đồng minh
    dù sao trước ngày bị kẻ thù giựt sập tượng người lính TQLC vẫn chứng kiến 1 chiến hữu tuẩn tiết dưới chân,hơi ấm của non sông còn quyện mãi trong không gian nơi anh LONG ngã xuống vị trí chân pho tượng ,cũng như trước tòa nhà quốc hội:biểu tượng của thể chế tự do dân chủ đích xác của VNCH
    Nén nhang thơm dâng lên bàn thờ tổ quốc mà ở đó có hình ảnh của NG.VĂN LONG,,cảnh sát quốc gia

  4. bien co nam 1975 that kinh hoang gd toi tuy chi la canh sat vien ngoai ngach nhung cung so tra thu nen da tu bo da nang vo mien nam che dau ly lich de song bao boc vo con nhung toi khong he ngac nhien boi che do vnch qua trong be ngoai dia vi nhan vien csqg khong co tinh dong doi cao chi huy thieu sang suot luon bi giut day ai co dia vi cao thi tu lanh cong chong cong san bang mom de cho ke xau loi dung boi nho roi chi huy chup mu viet cong cho bat cu ai khong hop voi minh ban than toi lam thi du nam 1972 co thu nac danh lay te ke da chet to giac toi la cong san nam vung ,la hoi lo toi cung da lam thu bien minh goi btl csqg va tong thong nhung toi van bi tru dap bi dua den vung bat an niunh de chet vi khong cho mang vu khi va giu chuc vu quan trong theo mat lenh btlcsqg the su that phoi bay 40 nam nay toi song chui ruc de nuoi vo con cs luon theo doi toi tung giay vay toi la viet cong o dau cac ban xem che do vay mat la duong nhien

    • Rất tiếc anh làm việc với cấp chỉ huy không sáng suốt! Nhân viên của tôi ngày xưa có
      người anh đi tập kết (theo CS), tôi đối xử với anh tốt sau nầy anh cũng quý tôi dù đổi đời
      anh sống đời thường dân không liên can gì việc anh em. Chúc anh sống bên con cháu vui vẽ
      tuổi già,

  5. Xin cho hỏi có vị nào biết cố thiếu úy Nguyễn Văn Hợp , trước đây là phó đồn trưởng CSQG THI XÃ LÁI THIÊU – TỈNH BÌNH DƯƠNG. Mất tích tháng 04/1975. Gia dình rất mong tin. Chân thành cảm ơn. Thông tin xin gửi về hungopenheart@gmail.com.

  6. Cháu muốn tìm thông tin về đại tá Trần Văn Cư, giám đốc ty cảnh sát Trung phần tại Huế, bị Bắc Việt chốn sống năm 1968 ở Huế. Các ông các bà có ai biết về đại tá Trần Văn Cư thì cho cháu xin thông tin với ạ. email của cháu aihnqbh@gmail.com. Cháu chân thành cảm ơn các ông bà, chúc ông bà sức khỏe ạ.

    • Kính chào anh Lê Minh Trí. Thưa anh tôi không rõ tiểu sử ông cò An làm việc tại SG trong thời gian nào. Tôi thuộc thế hệ trẻ năm 72 bị động viên bỏ Đại Học thi vào ngành CSQG. Tại SG trước 1975 có biệt đoàn cảnh sát bài trừ du đảng, từng bắt tướng cướp Điền khắc Kim… Kính chúc anh bình an

Bình luận về bài viết này