SỐNG ĐẸP

292249-p3TRI THIÊN MỆNH

“Sức mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc. Sức mạnh của đàn bà là phẩn nộ. Sức mạnh của người ăn trộm là vũ khí. Sức mạnh của vua chúa là quyền uy. Sức mạnh của kẻ ngu là áp đảo. Sức mạnh của bậc hiền trí là cảm hóa. Sức mạnh của người đa văn là thẩm sát. Sức mạnh của sa môn là nhẫn nhục.”

“Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ”

“Ra đời hai tay trắng. Lìa đời trắng hai tay. Sao mãi nhặt cho đầy. Túi đời như mây bay.”  Thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình”.  

“Sự khác biệt giữa con người là do mức tiến hóa khác nhau qua các kiếp sống. Có khi nào ta thù ghét một kẻ kém ta đâu? Suy luận rằng: “vạn vật đồng nhất”, ta sẵn sàng tha thứ cho kẻ khác, vì họ không hiểu biết, không ý thức hành động của mình, vả lại họ và ta nào có khác nhau đâu. Khi ta hiểu rằng: “nhất bổn tám vạn thù”, ta nhìn vạn vật như chính mình, từ loài người qua loài thú, thảo mộc, kim thạch, và ý thức rằng mọi vật đều có sự sống, đều có Thượng đế ngự ở trong, ta sẽ cởi bỏ thành kiến, mở rộng lòng thương đến muôn loài”.

Là con Phật, nếu không nói được những gì Phật nói, hãy im lặng như chánh pháp, đừng nói những lời ác, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, làm tổn hại kẻ khác, nếu không làm được những gì Phật làm, hãy im lặng và lắng nghe, quán sát, học hỏi những thiện tri thức, đừng vọng động làm những điều thương tổn đến tha nhân”.

“Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Anh càng nguyền rủa họ, tâm anh càng bị nhiễm ô, anh hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của anh”.

“Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác”.

“Khi trong tay anh nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì anh chỉ có mỗi thứ ấy, nếu anh chịu buông xuống, thì anh mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma

NGHIỆP CHƯỚNG

Không ít người hiểu chưa đúng về nghiệp chướng, nghĩ rằng nghiệp là một món nợ tiền kiếp mà mình phải trả, nghiệp là cái tội mà mình phải đền, xem nghiệp như định mệnh.

Đã không ít người hiểu chưa đúng về nghiệp chướng, nghĩ rằng nghiệp là một món nợ tiền kiếp mà mình phải trả, nghiệp là cái tội mà mình phải đền, xem nghiệp như định mệnh. Do đó nhiều người sống không hạnh phúc vẫn cam chịu những nỗi bất hạnh, chấp nhận những khó khăn (vì cho đó là do nghiệp quá khứ) mà không có ý muốn khắc phục, vượt lên.

Trong khi đó có những nỗi khổ niềm đau là nghiệp quả do con người tạo ra trong hiện tại hoặc quá khứ đời này, và con người có thể chuyển nghiệp để làm thay đổi bản thân và hoàn cảnh sống của mình. Ngay cả những nghiệp nhân đã tạo trong đời trước, khi chưa trổ quả, con người vẫn có thể tác động làm thay đổi được.

Nghiệp quả là những gì con người phải nhận lấy từ những nghiệp nhân mà mình đã tạo trong quá khứ gần và xa của đời trước hoặc đời này. Tuy nhiên có một điều quan trọng là khi nghiệp quả chưa hình thành, con người vẫn có thể chuyển nghiệp, tức làm cho nghiệp quả thay đổi (đến chậm hoặc giảm hiệu năng, mức độ tác động, ảnh hưởng) bằng cách tạo ra các nghiệp mới (nhân, duyên mới) có tính chất trái ngược.

Nghiệp nhân là tạo tác của những suy nghĩ, lời nói, hành vi của con người. Con người là chủ nhân của nghiệp, tạo ra nghiệp, cho nên nghiệp như thế nào là do con người quyết định, tự mình tạo cho mình mầm phước hay họa, hạnh phúc hay khổ đau.

Hoạt động của thân, khẩu, ý là tạo tác thường xuyên của con người. Chúng ta thường xuyên tạo nghiệp tốt hoặc xấu, lành hoặc dữ, thiện hoặc ác. Tạo nghiệp như thế nào sẽ đưa đến kết quả tương ứng mà mình phải nhận lãnh. Vì thế nghiệp không phải là tất cả những gì đã tạo trong quá khứ đời trước (nghiệp nhân đời trước), mà còn là những gì đã tạo trong quá khứ đời này và những gì đang tạo trong hiện tại (nghiệp nhân đời này). Có nhiều điều con người đang nhận lãnh trong hiện tại (vui, buồn, hạnh phúc, khổ đau) là kết quả của những nghiệp nhân vừa mới tạo.

Sự báo ứng trong luật nhân quả có hai hình thức. 1. Nhân quả đồng thời: Nhân sinh ra quả liền ngay hoặc chỉ sau một thời gian ngắn. Ví dụ đưa tay vào lửa liền bị nóng, ăn liền no, v.v… 2. Nhân quả khác thời: Từ nhân đi đến quả mất một khoảng thời gian. Có ba loại. Hiện báo: Tạo nghiệp nhân trong đời này phải nhận lãnh nghiệp quả ngay trong đời này. Ví dụ cờ bạc, rượu chè (nghiệp nhân) dẫn đến gia cảnh nghèo khó, nợ nần, bị người khác khinh khi. Sinh báo: Tạo nghiệp nhân trong đời này nhưng đến đời kế sau mới nhận lãnh nghiệp quả. Ví dụ đời này tu nhân tích đức nhưng đến đời sau tái sinh làm người có phước báo giàu sang. Hậu báo: Tạo nghiệp nhân trong đời này, đến nhiều đời sau mới nhận lãnh nghiệp quả. Vì có sinh báo, hậu báo mà có hiện tượng dường như nghịch lý, có người đời này tu nhân tích đức, hành thiện mà lại chịu nhiều nghèo túng, bất hạnh và khổ đau; có người đời này lười biếng thậm chí ác gian mà vẫn bình an, giàu có và hạnh phúc.

Hiểu rõ về nghiệp hay nguồn gốc, nguyên nhân của mọi bất hạnh khổ đau và an vui hạnh phúc của con người; hiểu rõ con người chính là chủ nhân của nghiệp chứ không ai khác, con người có quyền tự do tạo nghiệp và có khả năng chuyển nghiệp (thay đổi nghiệp), chúng ta sẽ thấy rằng chuyển nghiệp là điều kiện bắt buộc khi muốn cải thiện đời sống, muốn làm thay đổi cuộc đời mình để có hạnh phúc trong hiện tại, đồng thời xây đắp nền móng tốt cho tương lai.

Chuyển nghiệp là làm thay đổi nghiệp nhân và nghiệp quả bằng cách thay đổi tâm ý. Nghiệp là hoạt động của tâm ý thông qua ba nghiệp thân, khẩu, ý. Tâm ý trong sạch, chơn chánh, thiện lành thì suy nghĩ, lời nói, hành động đều tốt đẹp, lợi mình và lợi người. Tâm ý xấu, tiêu cực, bất thiện thì suy nghĩ, lời nói, hành động đều xấu ác, gây hại cho mình và người.

Khi tâm ý có sự thay đổi tích cực sẽ dẫn đến sự chuyển hóa ba nghiệp theo hướng tích cực. Đó chính là tạo các nghiệp nhân tốt trong hiện tại, những nghiệp nhân này có khả năng tác động, làm thay đổi, giảm thiểu năng lực hình thành nghiệp quả xấu của những nghiệp nhân bất thiện đã tạo trong quá khứ, và chúng cũng đưa đến những nghiệp quả tốt, tích cực trong tương lai

NGHIỆP AI NẤY MANG, DUYÊN AI NẤY HƯỞNG

Vậy thì khi trong nhà có người thân ra đi, không cần phải mời thầy chùa đến tụng kinh, đỡ phải tốn cà phê sữa đá, thuốc lá ba số, người hầu quạt sau lưng, taxi đưa rước. Người chết chắc sẽ được thanh thản ra đi. Chết trong an bình

Tỳ Kheo Visuddhacara

Đôi khi, là một nhà sư, tôi được yêu cầuđến tụng kinh cho tang lễ. Tôi cảm thấy buồn cho gia quyến của người chết nhưng đôi khi tôi cũng cảm thấy không giúp được gì vì có quán hiều khó xử trong vai tṛò của một nhà sư đi tụng kinh đám tang. Một ngày nọ, một phụ nữ trẻ tuổi đến gặp tôi. Cha cô mới chết sáng hôm đó. Ông mới chỉ 42 tuổi. Cô nói với tôi bằng tiếng Phúc Kiến: “Xin mời thầy đến tụng kinh. Xin thầy mở conđường cho cha tôi”. Tôi nhìn cô ta với tất cả tấm ḷòng từ bi mà tôi có thể tập trung. Tôi có thể cảm thấy sự bối rối và đau khổ của cô. Cô khoảng chừng 20 tuổi và là một người con gái có hiếu.

Trong thâm tâm tôi nói thầm với mình: “Trời ơi tôi sẽ mở đường cho người như thế nào đây? Con đường tưởng tượng nào tôi sẽ vẽ trong không khí cho hồn tưởng tượng đặt chân lên? Làm sao tôi có thể nói với người phụ nữ trẻ tuổi tội nghiệp đang ởtrong tình trạng buồn phiền và bối rối rằng:” không có con đường nào như cô có lẽ đã tưởng tượng như thế?” Đức Phật cũng có lần ở trong tình thế như vậy và Ngài đă trả lời ra sao?

Một hôm một người trẻ tuổi lại gần Đức Phật và hỏi Ngài: “Bạch Thế Tôn, cha con chết. Xin mời Đức Phật đến và cầu nguyện cho cha con, cứu độ linh hồn ông ấy để ông ấy có thể đi lên thiên đàng. Những người BàLa Môn cử hành những nghi thức này nhưng Đức Phật lại còn mạnh hơn họn hiều. Nếu Ngài sẽ làm điều đó, chắc chắn hồn cha con sẽ bay thẳng về thiên đường. Đức Phật trả lời, “Rất tốt, hãy đi ra chợ và đem về cho ta hai cái bình đất và một ít bơ”. Người trẻ tuổi sung sướng vì Đức Phật đã hạ cố thi hành một số thần thông để cứu linh hồn cha của mình. Anh ta vội vã đi ra phố và mua các thứ mà Đức Phật bảo.

Đức Phật chỉ dẫn cho anh ta để bơ vào một bình và để đá vào bình kia. Rồi ném cả hai bình đó xuống ao. Người trẻ tuổi làm theo và cả hai bình đều chìm xuống đáy ao. Rồi Đức Phật tiếp tục: “Bây giờ hãy lấy một cái gậy và đập vỡ hai bình đó ở dưới ao”. Người trẻ tuổi làm theo. Hai cái bình bị đập vỡ và bơ thì nhẹ đă nổi lên còn hòn đá vì nặng nên vẫnở dưới đáy ao.

Rồi Đức Phật nói: “Bây giờ nhanh lên đi tập họp tất cả những thầy tu. Hãy nói với họ đến và tụng kinh để bơ chìm xuống và viên đá nổi len

Người trẻ tuổi nhìn Đức Phật, sửng sốt, nói, “Bạch Đức Thế Tôn, Ngài có nói thật không ạ. Chắc chắn Ngài không thể trông chờ bơ nhẹ mà chìm và đá nặng mà nổi. Điều đó ngược lại với quy luật tự nhiên.” Đức Phật mỉm cười và nói: “Này con, con đã thấy nếu cha con có một cuộc đời LƯƠNG THIỆN thì những HÀNH VI của ông cũng nhẹ như bơ cho dù thế nào thì ông cũng lên thiên đàng. Không ai có thể cản được, ngay cả đến ta. Không ai có thể chống lại NGHIỆP luật thiên nhiên.

Nhưng nếu cha ngươi có một cuộc đời BẤT THIỆN thì cũng giống như hòn đá nặng, cha ngươi sẽ bị chìm vào địa ngục. Dù tụng kinh nhiều đến đâu đi nữa bởi tất cả các thầy tu trên thế giới này cũng không thể gây thành khác được.”

Người trẻ tuổi hiểu ra. Anh thay đổi quan niệm sai lầm của anh và ngừng đi loanh quanh đ̣ể hỏi cái không thể được.

Nụ cười của Đức Phật đã đi tới điểm: Không ai có thể cứu chúng ta, sau khi chúng ta chết. Theo NGHIỆP luật, chúng ta là sở hữu chủ của những hành vi của chúng ta, chúng ta là người thừa hưởng những hành vi của chúng ta. Những hành vi của chúng ta thực sự là tài sảncủa chúng ta. Chúng là chỗ nương tựa thực sự của chúng ta, là những thân nhân thực sự của chúng ta.

Khi chúng ta chết, chúng ta không mang được dù chỉ có một xu với chúng ta, hay bất cứ thứ đồ dùng của cá nhân chúng ta. Cũng chẳng có thể mang được một trong những người thân để cùng đi với chúng ta.Giống như chúng ta đến thế gian này một mình theo NGHIỆP của chúng ta, thì chúng ta cũng phải ra đi một mình với Nghiệp của kiếp này.

Nếu chúng ta hiểu rõ NGHIỆP luật, thì chúng ta sẽ cảm nghiệm thấy sống một cuộc đời LƯƠNG THIỆN quan trọng đến như thế nào trong khi chúng ta còn sống. Đợi đến lúc chết thì sẽ quá muộn.

 

 

 

 

 

Bình luận về bài viết này